Khuyến cáo điều trị thoái hóa khớp gối và sự khác biệt giữa các hướng dẫn hiện nay

Có rất nhiều Hiệp hội uy tín trên thế giới đưa ra hướng dẫn về điều trị thoái hóa khớp, có thể kể đến như:

-Hội Thấp khớp học Hoa kỳ (American College Rheumatology –ACR) năm 2019 [5]

- Hiệp hội Nghiên cứu thoái hóa khớp Quốc tế (Osteoarthritis Research Society International -OARSI) năm 2019 [4]

-Tổ chức đánh giá đặc điểm lâm sàng và tác động kinh tế của bệnh THK và loãng xương Châu Âu (ESCEO- the European Society for Clinical and Economic Aspects of Osteoporosis, Osteoarthritis and Musculoskeletal Diseases) năm 2019 [3]

- Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kì (American Academy of Orthopaedic Surgeons-AAOS) năm 2021[6]

 Có sự khác biệt về hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị THK gối giữa các Hiệp hội này, một số khuyến nghị còn chưa nhất quán, như có thể thấy trong Bảng 1 và Bảng 2. 

Bảng 1: Các khuyến cáo sử dụng thuốc đường uống và đường dùng ngoài da phổ biến nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối. [1][2]

 

Chú thích: SYSADOA- Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm ( Symptomatic Slow Acting Drugs for Osteoarthritis)

Theo một số nghiên cứu, các biện pháp điều trị bao gồm tiêm corticosteroid vào khớp, tiêm axit hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu hoặc tế bào gốc trung mô có thể làm chậm tình trạng THK hiện tại. Tuy nhiên, giữa các hướng dẫn tiêm của các Hiệp hội cũng có những điểm khác nhau được thể hiện rõ qua Bảng  2.

Bảng 2: Hướng dẫn sử dụng thuốc dạng tiêm nội khớp phổ biến nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối [2]

Hướng dẫn

Năm

Tiêm nội khớp corticoid

Tiêm nội khớp acid hyaluronic

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Tế bào gốc

AAOS

2021

Khuyến nghị mức độ trung bình

Khuyến nghị mức độ trung bình

Khuyến nghị mức độ yếu

Không đề cập

ACR

2019

Khuyến cáo mạnh mẽ sử dụng trong giảm đau ngắn hạn

Khuyến cáo không sử dụng

Khuyến cáo mạnh mẽ không sử dụng (công thức không chuẩn hóa, bằng chứng chất lượng thấp)

Khuyến cáo mạnh mẽ không sử dụng (công thức không chuẩn hóa, bằng chứng chất lượng thấp)

OARSI

2019

Khuyến cáo sử dụng có điều kiện, giảm đau trong thời gian ngắn

Khuyến cáo sử dụng có điều kiện
(dùng dài ngày  khi bệnh nhân có CCĐ tiêm corticoid kéo dài)

Khuyến cáo mạnh mẽ không sử dụng (công thức không chuẩn hóa, bằng chứng chất lượng thấp)

Khuyến cáo mạnh mẽ không sử dụng (công thức không chuẩn hóa, bằng chứng chất lượng thấp)

ESCEO

2019

Khuyến cáo yếu về giảm đau ngắn hạn
dùng khi bệnh nhân có CCĐ với  NSAIDs hoặc không đủ giảm đau khi điều trị bằng NSAIDs

Khuyến cáo mức độ yếu
dùng khi bệnh nhân có CCĐ với  NSAIDs hoặc không đủ giảm đau khi điều trị bằng NSAIDs

Không đề cập

Không đề cập

 

Tài liệu tham khảo

  1. Global, regional prevalence, incidence and risk factors of knee osteoarthritis in population-based studies, Aiyong Cui,1 Huizi Li,1 Dawei WangJunlong ZhongYufeng Chen, and Huading Lu
  2. Comprehensive Review of Knee Osteoarthritis Pharmacological Treatment and the Latest Professional Societies’ Guidelines, by Dragan Primorac.
  3. An updated algorithm recommendation for the management of knee osteoarthritis from the European Society for Clinical and Economic Aspects of Osteoporosis, Osteoarthritis and Musculoskeletal Diseases (ESCEO)
  4. OARSI guidelines for the non-surgical management of knee, hip, and polyarticular osteoarthritis 2019
  5. 2019 American College of Rheumatology/Arthritis Foundation Guideline for the Management of Osteoarthritis of the Hand, Hip, and Knee
  6. Management of Osteoarthritis of the Knee (Non-Arthroplasty) Evidence-Based Clinical Practice Guideline. Adopted by: The American Academy of Orthopaedic Surgeons Board of Directors August 30, 2021
return to top