✴️ Loãng xương: Các nhà nghiên cứu tìm thấy một yếu tố khác

Nội dung

Loãng xương ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới và thực tế là chúng ta không thể thay đổi một số yếu tố nguy cơ chính, ví dụ như sự lão hóa. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều yếu tố nguy cơ từ môi trường được đưa ra. Trong số đó, ô nhiễm môi trường được đánh giá là một trong những nguy cơ hàng đầu.

Loãng xương là một bệnh lý đặc trưng bởi mật độ xương bị suy giảm, khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Tình trạng này có xu hướng ảnh hưởng đến những người lớn tuổi, đặc biệt là nữ giới, nhưng một số yếu tố môi trường - như thiếu vitamin D - cũng thúc đẩy cho tình trạng bệnh lý này.

Một nghiên cứu mới do Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona - có kết quả xuất hiện trong JAMA Network Open - hiện cho thấy chất lượng không khí kém có liên quan đến mật độ xương thấp trong các nhóm dân số già.

"Những phát hiện này góp phần vào quá trình nghiên cứu nhưng vẫn chưa đưa ra được kết luận cụ thể về mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe xương", Thạc sĩ Otavio Ranzani, tác giả nghiên cứu.

      loãng xương

“Ô nhiễm không khí liên quan đến sức khỏe xương”

Trong nghiên cứu của họ, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu liên quan đến sức khỏe xương và điều kiện sống của 3.717 người tham gia, bao gồm 1.711 phụ nữ, từ 28 ngôi làng ở gần thành phố Hyderabad ở Ấn Độ.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các ước tính về phơi nhiễm ngoài trời với mức độ ô nhiễm không khí, đề cập đến sự hiện diện của carbon và các hạt bụi mịn trong không khí. Đây là những hạt có kích thước cực nhỏ xuất hiện phần lớn từ khí thải xe hơi. Những hạt này tồn tại trong không khí trong một thời gian dài và xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tính đến dữ liệu tự báo cáo từ các bảng câu hỏi hỏi những người tham gia loại nhiên liệu họ sử dụng khi nấu nướng.

Nhóm nghiên cứu tiếp tục xem liệu có thể thiết lập mối liên hệ giữa chất lượng không khí và sức khỏe của xương hay không, xem xét cụ thể các phép đo mật độ xương ở cột sống thắt lưng và xương chậu bên trái của những người tham gia.

Họ phát hiện ra rằng những cá nhân thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm - đặc biệt là với các hạt bụi mịn - dường như cũng có khối lượng xương thấp hơn.

Ranzani đưa ra giả thuyết rằng mối liên hệ giữa chất lượng không khí kém và sức khỏe xương kém có thể là do "stress oxy hóa và phản ứng viêm gây ra bởi ô nhiễm không khí".

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng mức độ phơi nhiễm của các hạt bụi mịn trong không khí là 32,8 microgam / mét khối mỗi năm, vượt xa giới hạn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị là 10 microgam / mét khối.

Có đến 58% số người tham gia báo cáo sử dụng “nhiên liệu sinh khối” để nấu ăn, tuy nhiên các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa vấn đề này và sức khỏe xương kém.

"Phát hiện của chúng tôi giúp ủng hộ bằng chứng chỉ ra rằng ô nhiễm không khí hạt bụi mịn có liên quan đến sức khỏe xương ở nhiều mức độ ô nhiễm không khí khác nhau, bao gồm các mức được tìm thấy ở các nước thu nhập cao, các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình." Đồng tác giả nghiên cứu Thạc sĩ Cathryn Tonne.

***Chú thích: Biomass là nhiên liệu sinh khối. Sinh khối chứa năng lượng hóa học, nguồn năng lượng tử mặt trời tích lũy trong thực vật qua quá trình quang hợp. Sinh khối là các phế phẩm từ nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp v..v..), phế phẩm lâm nghiệp (lá khô, vụn gỗ v.v...), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm. Nhiên liệu sinh khối có thể ở dạng rắn, lỏng, khí... được đốt để phóng thích năng lượng. Sinh khối, đặc biệt là gỗ, than gỗ (charcoal) cung cấp phần năng lượng đáng kể trên thế giới.

Xem thêm: Phân biệt triệu chứng, nguyên nhân của thoái hóa khớp và loãng xương

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top