Tuyến yên là một tuyến nhỏ, có kích thước chỉ bằng một hạt đậu, nằm ở nền sọ và chịu trách nhiệm sản xuất ra 8 loại hormone. Tại Mỹ, cứ 7000 trẻ sinh ra lại có 1 trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng. Thiếu hormone tăng trưởng cũng là triệu chứng của rất nhiều bệnh về gen khác, bao gồm hội chứng Turner và hội chứng Prader – Willi.
Dấu hiệu dễ nhận thấy của tình trạng này là khi trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao chuẩn theo tuổi. Thiếu hormone tăng trưởng có thể điều trị được nếu trẻ được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến việc trẻ sẽ bị thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa và dẫn đến việc dậy thì muộn.
Sau giai đoạn dậy thì, cơ thể vẫn cần đến các hormone tăng trưởng. Khi bạn ở giai đoạn trưởng thành, các hormone tăng trưởng sẽ duy trì cấu trúc và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Người trưởng thành cũng có thể bị thiếu hormone tăng trưởng, nhưng không phổ biến.
Trẻ nhỏ bị sứt môi hay hở hàm ếch thường có tuyến yên kém phát triển hơn, vì vậy, có nhiều khả năng bị thiếu hormone tăng trưởng hơn. Hormone tăng trưởng không được sản xuất ra ngay từ khi sinh có thể có nguyên nhân là do khối u ở não. Khối u này thường nằm ở vị trí của tuyến yên hoặc nằm gần vùng dưới đồi của não. Ở cả trẻ em và người lớn, những chấn thương đầu nghiêm trọng, nhiễm trùng và xạ trị cũng là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu hormone tăng trưởng.
Trẻ nhỏ bị thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ thấp bé hơn so với bạn bè cùng tuổi và thường sẽ có gương mặt trông tròn và non nớt hơn. Trẻ cũng có thể sẽ mũm mĩm và có mỡ quanh vùng bụng, mặc dù tỷ lệ cơ thể của trẻ rất bình thường.
Nếu thiếu hormone tăng trưởng phát triển ở những giai đoạn sau của cuộc đời, ví dụ như sau chấn thương đầu hoặc do khối u, thì triệu chứng chính sẽ là việc dậy thì muộn. Trong một số trường hợp, việc phát triển về tình dục cũng sẽ bị trì hoãn.
Rất nhiều trẻ vị thành niên bị thiếu hormone tăng trưởng sẽ cảm thấy tự ti về bản thân mình do tình trạng phát triển kém, ví dụ như thấp bé hơn hay trưởng thành muộn hơn. Cụ thể, các bé gái có thể sẽ không phát triển ngực hoặc các bé trai sẽ không vỡ giọng khi đến tuổi, và việc này khiến chúng trở nên khác biệt với bạn bè cùng tuổi.
Một triệu chứng khá của việc hormone tăng trưởng là giảm độ vững chắc của xương. Tình trạng này có thể dẫn đến việc dễ gãy xương hơn, đặc biệt là ở người cao tuổi. Những người có lượng hormone tăng trưởng thấp có thể sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi và có khả năng chịu đựng kém. Họ cũng sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
Một loại các triệu chứng khác về tâm lý cũng có thể xảy ra, bao gồm:
Người trưởng thành thiếu hormone tăng trưởng thường sẽ có tỷ lệ mỡ cơ thể lớn và mỡ máu cao. Nguyên nhân không phải là do dinh dưỡng kém mà là do những thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể vì lượng hormone tăng trưởng trong cơ thể quá thấp. Người trưởng thành thiếu hormone tăng trưởng cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn.
Bác sỹ sẽ khám để tìm ra các dấu hiệu thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ nếu trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao như tiêu chuẩn. Bác sỹ cũng sẽ hỏi về mức độ phát triển của bạn khi ở tuổi dậy thì và mức độ phát triển của anh/chị/em của trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng, rất nhiều xét nghiệm sẽ được tiến hành để đưa ra chẩn đoán xác định.
Xét nghiệm máu có thể đo lường lượng hormone tăng trưởng và một số hormone liên quan khác trong cơ thể.
Sụn tiếp hợp là những mô phát triển ở phần cuối xương cánh tay và cẳng chân. Sụn tiếp hợp sẽ hợp nhất với nhau khi bạn kết thúc quá trình phát triển. Chụp X quang cánh tay của trẻ có thể chỉ ra mức độ phát triển của xương.
Xét nghiệm chức năng thận và chức năng tuyến giáp cũng có thể xác định được việc cơ thể sản xuất và sử dụng các hormone như thế nào.
Nếu bác sỹ nghi ngờ có khối u hoặc tổn thương tuyến yên, chụp cộng hưởng từ sẽ cung cấp cho bác sỹ thông tin chi tiết bên trong não bộ. Hormone tăng trưởng thường sẽ được kiểm tra ở người trường thành có tiền sử rối loạn tuyến yên, bị chấn thương não hoặc phẫu thuật não. Việc kiểm tra này sẽ xác định được các vấn đề xảy ra với tuyến yên là do bẩm sinh hay do chấn thương, hoặc khối u.
Từ giữa những năm 1980, hormone tăng trưởng tổng hợp đã được sử dụng trong việc điều trị. Trước đó, các bác sỹ sử dụng các hormone tăng trưởng tự nhiên từ các tử thi để điều trị tình trạng này.
Hormone tăng trưởng có thể được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm, thường là tiêm vào các mô mỡ của cơ thể, ví dụ như ở sau cánh tay, sau đùi hoặc mông. Hiệu quả điều trị cao nhất khi được điều trị bằng biện pháp này hàng ngày.
Các tác dụng phụ của việc tiêm hormone tăng trưởng rất nhỏ, nhưng có thể bao gồm:
Trong những trường hợp hiếm gặp, tiêm hormone tăng trưởng thời gian dài có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình bị tiểu đường hoặc 1 số các vấn đề sức khoẻ khác...
Trẻ nhỏ bị thiếu hormone tăng trưởng bẩm sinh có thể được điều trị bằng hormone tăng trưởng cho đến tuổi dậy thì. Thông thường, trẻ có quá ít hormone tăng trưởng khi còn nhỏ sẽ bắt đầu sản xuất ra đủ lượng hormone tăng trưởng cần thiết một cách tự nhiên khi bước vào tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ vẫn cần phải được điều trị suốt đời. Bác sỹ có thể sẽ giúp bạn xác định xem có cần tiếp tục tiêm hormone tăng trưởng nữa không bằng việc kiểm soát lượng hormone có trong máu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh