✴️ Các dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mắc viêm Amidan mạn tính

Nội dung

Viêm Amidan mạn tính thường xuất hiện do viêm amidan cấp tính kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Lúc này bệnh có thể trở nên rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

viêm Amidan mạn tính
Viêm amidan mạn tính gây đau họng, khó nuốt, nổi hạch ở góc hàm…

 

Nguyên nhân viêm Amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính là căn bệnh phổ biến, thường xuất hiện do viêm amidan cấp tính kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Trên thực tế, bệnh còn có thể gây ra do các nhân tố tác động như:
– Do viêm nhiễm cấp tính: Cơ thể bị lạnh, mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (điển hình như cúm, sởi…) khiến cho các loại vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng có cơ hội gây bệnh.
– Do tạng bạch huyết: Tổ chức bạch huyết phát triển mạnh mẽ, quá phát rất dễ khiến bệnh nhân viêm nhiễm. Lâu ngày sẽ gây ra viêm amidan mạn tính.
– Do cấu trúc và vị trí của amidan: Thông thường, cấu trúc amidan và VA có nhiều khe hốc. đây lại là nơi giúp cho vi khuẩn dễ  dàng trú ẩn và phát triển mạnh.

 

Triệu chứng viêm Amidan mạn tính

Amidan phát triển to quá mức hoặc cũng có thể bị xơ teo sau nhiều đợt viêm nhiễm cấp tính. Biểu hiện chung của viêm amidan mạn tính là: vướng họng, đau nhói trong họng đôi khi ho khan, bị khàn tiếng và hơi thở hôi.
Ở từng thể bệnh khác nhau, triệu chứng viêm amidan mạn tính cũng khác nhau:

  • Viêm amidan quá phát: 2 amidan to chạm nhau, nhiều khe, hốc hoặc xuất hiện nhiều mủ nhầy và chất bã đậu. Ở tình trạng nay bệnh thường gây ra hiện tượng ngủ ngáy ở người lớn và chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.
  • Viêm amidan thể xơ teo: 2 amidan nhỏ hẹp nằm ở hốc amidan, xuất hiện xơ trên bề mặt amidan. Quan sát thấy 2 trụ amidan bị viêm, dày đỏ, sẫm màu và thường gặp ở người lớn.
  • Viêm amidan hốc mủ: Triệu chứng điển hình của bệnh là đau rát họng, xuất hiện mủ bã đậu trắng và vón cục. Những hạt mủ này khi ăn uống, giao tiếp có thể bật ra ngoài, có màu xanh, trắng, mùi hôi, hơi thở hôi khó chịu…

 

Biến chứng viêm amidan mạn tính

Bệnh viêm amidan mạn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm:

dấu hiệu viêm Amidan mạn tính
Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp điều trị chủ yếu khi bị viêm amidan mạn tính
  • Biến chứng toàn thân: Viêm amidan do liên cầu tan huyết nhóm A dẫn đến viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim…
  • Biến chứng vùng kề cận: Viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang mũi…
  • Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan cấp tính nếu không được điều trị, nhiễm khuẩn sẽ làn dần và tạo mủ bao quanh amidan dẫn đến viêm tấy và áp xe quanh amidan.

 

Cách điều trị viêm amidan mạn tính

Viêm amidan thường do nhiễm khuẩn gây ra vì thế bệnh được điều trị bệnh bằng thuốc kháng khuẩn là chủ yếu. Một số loại thuốc hay được sử dụng để chữa viêm amidan bao gồm các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như panacetamol, thuốc giảm xung huyết, phù nề, thuốc trị ho, tiêu đờm, thuốc kháng viêm, sát khuẩn…
Việc sử dụng những loại thuốc nào còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh và do bác sĩ chỉ định. Người bệnh nên tránh tự mua thuốc về uống hoặc tự ý thay đổi đơn thuốc của bác sĩ vì điều này có thể khiến bệnh nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp điều trị chủ yếu trong trường hợp viêm amidan mạn tính. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp viêm nhiễm nhiều lần hay có dấu hiệu bệnh áp xe, hoặc bệnh bắt đầu sinh ra những biến chứng nguy hiểm.
Những ai không nên phẫu thuật cắt amidan?

  • Bệnh nhân mắc một số bệnh lý toàn thân như bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu, cao huyết áp, suy tim… không được phẫu thuật.
  • Với những người mắc các bệnh về mũi, xoang, cúm, sởi, sốt xuất huyết… cần phải điều trị cho qua đợt cấp, ổn định mới được cắt amidan.
  • Người bệnh mắc các bệnh tiểu đường, viêm gan, lao, bệnh giang mai, AIDS… hoặc phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, đang nuôi con bú; trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 30 tuổi cần phải có chỉ định của bác sĩ trước khi mổ.

 

Điều trị viêm amidan mạn tính tại Bệnh viện .

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề cao
  • Trang thiết bị hiện đại, vô khuẩn
  • Quy trình khám chữa bệnh khép kín
dấu hiệu viêm Amidan mạn tính
Nhiều người tìm đến chuyên khoa Tai mũi họng – Bệnh viện để được thăm khám và tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp

 

Cách phòng viêm amidan mạn tính

Người bệnh cần hạn chế những đợt viêm amidan cấp tính tiến triển thành mạn tính bằng cách:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày (đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn ngày 2 – 3 lần).
  • Điều trị triệt để các viêm nhiễm của mũi xoang. Điều trị ngay khi có các đợt viêm amidan cấp với biểu hiện như: đau rát họng, amidan sưng nề chảy dịch, chảy mủ, ho, sốt, khạc đờm đục.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

 

return to top