Thiếu xương và loãng xương là những chẩn đoán được sử dụng để xác định tình trạng sức khỏe xương, báo hiệu xương đã yếu đi theo thời gian. Để đánh giá mức độ vững chắc của xương, xương được đo và chấm điểm bằng điểm mật độ khoáng của xương (BMD). BMD đo lường mức độ khoáng chất (như canxi…) trong xương và nếu điểm số thấp hơn so với mức tuổi tương ứng được các chuyên gia đưa ra, có nghĩa là người đó có nhiều nguy cơ bị nứt hoặc gãy xương hơn.
Tình trạng thiếu xương có thể được coi là bước đầu tiên của tình trạng loãng xương hay bệnh loãng xương. Về mặt nôm na là tình trạng này chỉ ra rằng mật độ xương thấp hơn bình thường nhưng chưa gây ra các vấn đề thực sự nguy hại. Mật độ xương của một người sẽ đạt tối đa vào khoảng 35 tuổi, và khi mật độ xương giảm, hoàn toàn có thể được chẩn đoán mắc chứng loãng xương. Thông thường, tình trạng này bắt đầu xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng gì.
Thường thì trong các đánh giá BMD, nếu điểm mật độ xương thấp hơn bình thường (từ -1 đến -2,5 trong phiếu đánh giá) thì được chẩn đoán là thiếu xương, còn nếu điểm thấp hơn -2,5 thì có thể được chẩn đoán là bị loãng xương.
Loãng xương là sự tiến triển nghiêm trọng hơn của tình trạng thiếu xương. Khi mật độ xương giảm, cấu trúc giống như tổ ong bên trong xương càng trở nên xốp hơn, rỗng hơn và kéo theo mật độ cũng như sự vững chắc của xương sẽ giảm sút. Tình trạng xương nhẹ, dễ gãy phát triển do loãng xương có thể mang tới nguy cơ cao bị nứt, gãy xương ngay cả khi đang thực hiện các hoạt động đơn giản hàng ngày chứ chưa đòi hỏi các va chạm hay hoạt động nặng.
Do vậy, cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu xương so với loãng xương là đo mật độ xương. Điểm qua thang đo sẽ được các chuyên gia y tế đánh giá và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bất cứ ai.
Tất cả chúng ta đều sẽ mất đi một số lượng xương nhất định theo thời gian. Sau tuổi 35, xương bắt đầu suy giảm, tuy nhiên sẽ có một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể đẩy nhanh quá trình này. Những đối tượng thuộc các nhóm đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao phát triển chứng thiếu xương và cũng có thể dẫn đến loãng xương bao gồm:
Vì tình trạng thiếu xương thường phát triển mà không có biểu hiện triệu chứng gì, do vậy chúng ta thường sẽ không biết rằng xương đang trở nên yếu hơn cho đến khi gặp các vấn đề nghiêm trọng hoặc tình trạng tiến triển thành loãng xương. Việc khám sàng lọc sẽ giúp xác định nguy cơ mắc phải tình trạng thiếu xương và loãng xương, thông qua đo mật độ xương. Đo BMD cũng được khuyến nghị cho:
Phương pháp điều trị tốt nhất cho chứng loãng xương là ngăn ngừa mất xương thêm và tình trạng của bạn tiến triển thành loãng xương. Mặc dù bạn không thể kiểm soát tuổi tác hoặc di truyền của mình, nhưng có một số điều bạn có thể làm để giúp làm chậm quá trình mất xương. Các chuyên gia khuyến nghị nên thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ giảm mật độ xương bao gồm:
Tình trạng loãng xương cần phải được các chuyên gia tư vấn và có phương pháp điều trị cụ thể, bằng cách có thể sử dụng các loại thuốc nhất định giúp ngăn ngừa tình trạng mất xương tiến triển thêm. Chúng có thể bao gồm:
Mất xương là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, nhưng có một số yếu tố như giới tính và chế độ ăn uống có thể đẩy nhanh quá trình này. Nếu mật độ xương thấp hơn bình thường, bạn có thể được chẩn đoán mắc chứng thiếu xương. Mặc dù đây không phải là tình trạng loãng xương, nhưng chúng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và đây là lúc cần thực hiện những thay đổi có thể bảo vệ và cải thiện sức khỏe xương. Nếu tình trạng đã chuyển sang giai đoạn loãng xương, tốt hơn cả là hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế để được chẩn đoán chính xác và có các bước can thiệp kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh