Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến của đầu gối cứng.
Các sụn chêm là hai mảnh sụn hình chữ "C" hoạt động như lớp đệm, giúp giảm ma sát giữa các đầu xương tạo nên khớp.
Sụn chêm có thể bị tổn thương bằng cách đột nhiên di chuyển hoặc xoắn đầu gối. Trường hợp này xảy ra khi chơi thể thao hoặc các loại hoạt động thể chất khác. Sụn chêm cũng dễ bị thoái hóa theo tuổi tác. Cụ thể, khi sụn chêm bị thoái hóa, chúng trở nên dễ bị tổn thương hơn.
Sụn chêm bị rách có thể gây cứng khớp. Trong nhiều trường hợp cá nhân vẫn có thể đi bộ bình thường, mặc dù có thể gặp các triệu chứng như:
Dây chằng là cấu trúc gồm một dải các bó mô liên kết sợi cứng tạo thành từ các sợi collagen nối liền xương với xương. Dây chằng khớp gối chạy qua đầu gối nối đầu xương đùi với đầu xương mác và xương chày.
Nhiều trường hợp có thể bị bong gân, rách hoặc đứt dây chằng đầu gối. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:
Đau khớp, hay hội chứng đầu gối cứng xảy ra khi quá nhiều mô sẹo hình thành xung quanh khớp gối. Theo nhiều báo cáo cho thấy, nhiều trường hợp phẫu thuật đầu gối như thay khớp gối hoặc phẫu thuật dây chằng chéo trước thì có khoảng 6% những người thay khớp gối gặp phải bệnh viêm khớp.
Một số triệu chứng khác của viêm khớp bao gồm:
Có ba loại viêm khớp phổ biến gây đau đầu gối và cứng khớp bao gồm:
Viêm khớp dạng thấp là hậu quả của tình trạng tự miễn dịch khiến cơ thể tấn công các mô của chính nó. Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến cả hai đầu gối.
Những người bị viêm khớp dạng thấp đôi khi bị viêm màng hoạt dịch - là một màng mỏng bao phủ lớp lót bên trong của khớp gối. Viêm màng hoạt dịch gây ra cứng và đau khớp gối.
Viêm xương khớp xảy ra do sự hao mòn của sụn giữa xương. Khi sụn trong đầu gối thoái hóa làm cho xương trong đầu gối cọ sát vào nhau. Xương cọ xát có thể gây ra sự tăng trưởng xương được gọi là gai xương gây cứng và đau khớp.
Theo một nghiên cứu năm 2013, viêm xương khớp gối phổ biến hơn ở những người ở độ tuổi 55.
Chấn thương như rách sụn chêm và đứt dây chằng có thể làm tăng khả năng chấn thương khác cho khớp gối. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến viêm khớp sau chấn thương - xảy ra nhiều năm sau khi bị chấn thương ở đầu gối. Những người bị viêm khớp sau chấn thương có thể gặp các triệu chứng sau:
Nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ rách sụn chêm hoặc tổn thương khác ở đầu gối. Nếu các chấn thương được điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ chấn thương thêm và hạn chế các di chứng sau này.
Chú ý các triệu chứng khác đi kèm với cứng khớp gối chẳng hạn như đau hoặc sưng.
Các phương án điều trị cho cứng khớp gối phụ thuộc một phần vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là một chấn thương nhỏ, các phương pháp điều trị tại nhà sau đây có thể đủ để giảm đau và tránh cứng khớp khi vết thương lành:
Đối với các chấn thương nghiêm trọng hơn và cứng khớp gối nặng hoặc kéo dài cần gặp bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây cứng khớp gối và đề nghị phương pháp điều trị thích hợp.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây cứng khớp gối, các phương pháp điều trị này có thể bao gồm:
Trong một số trường hợp, đầu gối cứng nên tránh tập thể dục. Một số chấn thương đầu gối cần thời gian để chữa lành và nên được nghỉ ngơi thay vì tập thể dục.
Tuy nhiên, trường hợp đầu gối cứng xảy ra do viêm khớp có thể được cải thiện hơn khi tập thể dục. Các chuyên gia khuyến cáo các bài tập và kéo giãn khác nhau có thể giúp cải thiện tình trạng theo những cách khác nhau:
Nếu mắc phải viêm khớp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về bất kỳ kế hoạch hoặc chương trình tập thể dục mới nào trước khi bắt đầu thực hiện.
Những biện pháp sau đây cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt cứng khớp và đau đầu gối:
Cứng khớp gối là một tình trạng phổ biến đặc biệt ở những người thường xuyên vận động, cũng như người lớn tuổi.
Chấn thương đầu gối và viêm khớp là một trong những nguyên nhân chính gây nê cứng khớp gối. Trong nhiều trường hợp, nghỉ ngơi, chườm nước đá và thuốc không kê đơn OTC có thể giúp giảm bớt cứng khớp gối và các triệu chứng liên quan.
Tuy nhiên, nên nói chuyện với bác sĩ nếu xảy ra chấn thương đầu gối, hoặc nếu cứng khớp gối đi kèm với các triệu chứng khác. Nếu nghi ngờ bị viêm khớp gối cũng nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Có thể bạn quan tâm: Nội soi khớp gối
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh