Bệnh tim đập chậm: cách phòng tránh và chữa trị

Nội dung

Bệnh tim đập chậm là một trong những căn bệnh về rối loạn nhịp tim tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Vì vậy, trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh tim đập chậm sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh và chữa trị kịp thời căn bệnh này
Bệnh tim đập chậm là gì ?

Tim đập chậm là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường

 

Ở người lớn bình thường lúc nghỉ ngơi có nhịp tim đập từ 60 đến 80 lần/phút, nếu dưới 55 đến 60 lần/phút thì được coi là tim đập chậm.
Ở trẻ em, nhịp tim nhanh hơn người lớn (110 đến 130 nhịp/phút) nếu nhịp tim trẻ dưới 100/phút thì được coi là nhịp tim đập chậm.
Chứng tim đập chậm có thể xuất hiện thứ phát sau một số bệnh lý như suy chức năng tuyến giáp, hội chứng hoàng đảm hoặc sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó hoặc do rối loạn dạ dày-ruột. Ngoài ra, các yếu tố như cơn nhồi máu cơ tim, …


Triệu chứng của bệnh

Khó thở là triệu chứng thường gặp của bệnh tim đập chậm

Thông thường, bệnh tim đập chậm không có triệu chứng trừ khi nhịp tim dưới 40 – 45 lần/ phút. Các triệu chứng xuất hiện do cung lượng tim bị giảm gây mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và thậm chí ngất.

 

Chẩn đoán và điều trị bệnh tim đập chậm
Chẩn đoán bệnh tim đập chậm cần kết hợp các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch có thể bắt mạch và ghi điện tâm đồ để phân biệt nhịp chậm là do nghẽn tim hay do các nguyên nhân khác.
Điều trị, thông thường nếu bệnh tim đập chậm không gây triệu chứng thì không cần điều trị. Nhưng nếu điều trị xuất hiện có thể sử dụng các thuốc làm tăng nhịp tim theo chỉ định của các bác sĩ.

Khám sức khỏe định kì là cách bảo vệ sức khỏe nói chung và bảo vệ tim mạch nói riêng

Trường hợp, bệnh gây ngất hoặc các triệu chứng nặng vẫn tồn tại sau dùng thuốc, người bệnh cần được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, phải ngừng sử dụng các thuốc có tác dụng làm chậm nhịp tim.
Phòng bệnh: Người mắc chứng tim đập chậm khi có triệu chứng cần đảm bảo dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch và tăng huyết áp cần phải được tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. Ngoài ra, cần thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn và chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp, tránh làm việc quá căng thẳng, …
Thói quen khám sức khỏe định kì là cách tốt nhất giúp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top