Dép xỏ ngón làm từ cao su có thể dùng để đi biển, nhưng bạn không nên đi dép xỏ ngón trong suốt cả ngày. Dép xỏ ngón không có đủ sự hỗ trợ cần thiết với bàn chân, do vậy, mắt cá chân dễ bị lệch ra ngoài hoặc vào trong hơn, làm tăng nguy cơ trật mắt cá chân của bạn.
Kể cả khi bạn đi dép xỏ ngón rất cẩn thận và không xoay bàn chân, thì việc thiếu hỗ trợ cũng có thể sẽ khiến chân bạn bị tổn thương. Khi không có sự hỗ trợ cần thiết, bàn chân của bạn, đặc biệt là các mô ở lòng bàn chân sẽ bị kéo dãn ra. Sự kéo dãn này có thể sẽ làm viêm các mô, khiến lòng bàn chân của bạn đau và sưng đỏ (viêm cân gan chân). Bạn sẽ cảm thấy cực kỳ đau đớn khi cố gắng đi lại bằng hai chân của mình. Để làm giảm tình trạng viêm, bạn có thể sẽ cần sử dụng các thuốc chống viêm như ibuprofen, vật lý trị liệu, tập luyện thể thao hoặc tiêm cortisone.
Khi bạn bị viêm cân gan chân nhiều lần, cơ thể bạn sẽ bắt đầu tạo ra xương mới để cố gắng làm lành tình trạng dãn cân gan chân và phổ biến là tình trạng gai gót chân sẽ phát triển. Các gai xương sẽ giống như những chiếc kim nhỏ đâm vào gót chân của bạn, khiến gót chân của bạn vô cùng đau đớn khi vận động, đi lại. Nếu các biện pháp điều trị tương tự như điều trị viêm cân gan chân không có hiệu quả trong trường hợp này, bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật để đưa bàn chân mình trở về bình thường.
Một đôi dép xỏ ngón sẽ rất dễ bị mòn. Một khi phần gót chân và ngón chân cái đã mòn, thì bất cứ vật gì trên đường đi của bạn cũng có thể dễ dàng găm vào chân của bạn, từ vỏ ốc ngoài biển, mảnh thủy tinh cho đến nhiều vật sắc nhọn nguy hiểm khác. Ngoài nguy cơ nhiễm trùng do uốn ván, đã gặp những trường hợp một phần vật lạ đã găm rất sâi vào cơ thể và tồn tại ở đó. Vết thương ngoài da vẫn lành, nhưng bên trong chân sẽ có một vật thể lạ, chỉ có thể quan sát được qua ảnh chụp X quang. Đến khi đó, thì phẫu thuật là lựa chọn duy nhất.
Dép xỏ ngón, đặc biệt là các loại dép xốp thường rất nhẹ, do vậy, khi đi bạn thường sẽ có xu hướng bấu nhẹ ngón chân cái cùa mình xuống để giữ dép. Nếu bạn đi dép xỏ ngón quá thường xuyên, thì ngón chân cái của bạn thậm chí sẽ không trở vệ trạng thái thẳng như bình thường, kể cả khi bạn đã bỏ dép ra. Tình trạng này gọi là khoằm ngón chân cái.
Nếu ngón chân cái của bạn bị khoằm, và bạn đi giày bình thường, thì ngón chân cái của bạn sẽ bắt đầu phải cọ xát với phần mũi giày. Sự cọ xát này có thể sẽ khiến ngón chân cái của bạn bị chai.
Đi dép xỏ ngón ra biển là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn cần đổi sang một loại dép khác trước khi đi bộ trên những mặt phẳng bằng gỗ như sàn gỗ hay ván gỗ vì nếu đi dép xỏ ngón trong trường hợp này, bạn sẽ rất dễ bị dằm từ gỗ đâm vào chân.
Cơ thể bạn sinh ra để sử dụng bàn chân, từ ngón cái đến gót chân để đi những loại giày dép thông thường. Khi bạn đi dép xỏ ngón, cơ thể bạn sẽ phải bước những sải chân ngắn hơn để giữ thăng bằng, và do đó sẽ tạo ra những bước đi tập tễnh và rất nhiều áp lực.
Điều khiển phương tiện giao thông khi đang đi dép xỏ ngón sẽ làm tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông của bạn. Dép xỏ ngón có thể sẽ bị tuột ra hoặc mắc ở dưới pedal xe đạp hoặc phanh của ô tô, khiến bạn không thể dừng xe lại khi đang đi trên đường được.
Không chỉ có phần đế cao su của dép xỏ ngón có thể bị mòn mà phần quai dép cũng có thể bị tuột ra. Nếu bạn đi nhanh thì việc tuột quai dép rất có thể sẽ xảy ra và khi đó, lựa chọn duy nhất của bạn là đi chân trần. Khi đó, chân bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều vật sắc nhọn trên đường, vi khuẩn và nhiều thứ khác nữa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh