Các cơn đau nhói xảy ra thường xuyên khá phổ biến ở trẻ từ 3-5 tuổi và hay tái phát ở độ tuổi từ 8-12.
Trẻ thường cảm thấy cơn đau ở chân, nhất là ở phía trước đùi, sau đầu gối và bắp chân. Các cơn đau thường nặng lên vào buổi chiều muộn và buổi tối và ngay cả khi ngủ vào ban đêm. Vào buổi sáng, cơn đau thường biến mất.
Cường độ cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng tới mức đủ để làm trẻ tỉnh giấc ban đêm. Một vài trẻ cũng bị đau bụng hay đau đầu khi cơn đau xuất hiện.
Thuật ngữ “growing pain” đôi khi cũng bị hiểu lầm: Không có bằng chứng cho thấy cơn đau xuất hiện là do xương khớp đang phát triển. Các chuyên gia cũng không biết chắc chắn nguyên nhân gây đau là gì, nhưng dường như cơn đau sẽ xảy ra thường xuyên hơn đối với trẻ sau một ngày hoạt động tích cực.
Đau xương khớp ở lứa tuổi đang phát triển không phải là một căn bệnh nào đó nghiêm trọng. Hầu như mọi trẻ em đã phát triển khỏe mạnh đều đã trải qua hiện tượng này. Trên thực tế, có khoảng 25 – 40% trẻ em đã bị đau xương khớp tại một thời điểm nào đó, tình trạng này phổ biến ở trẻ em nữ hơn là nam.
Sự thật là rất khó để phân biệt được. Trẻ em đôi khi nghĩ rằng chúng chỉ bị đau xương khớp trong khi thực tế lại đang mắc một bệnh nghiêm trọng hơn. Do vậy hãy trao đổi với bác sỹ nếu con bạn bị đau mà không rõ nguyên nhân.
Chứng đau xương khớp thời kỳ phát triển thường chỉ kéo dài từ 10-15 phút và ảnh hưởng giống nhau đến cả hai bên cơ thể. Cơn đau nặng nhất thường là ở cơ, không phải ở khớp. Hội chứng này không gây sốt, ớn lạnh, nóng đỏ, sưng, đi khập khiễng…
Các bác sỹ thường đưa ra chẩn đoán trẻ mắc hội chứng này trong trường hợp không tìm ra nguyên nhân nào khác. Các triệu chứng sau đây thường là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm khác như nhiễm trùng, gãy xương, khối u, ung thư máu, viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên hay các bệnh khớp khác:
Để làm dịu cơn đau của trẻ, các bậc phụ huynh có thể thực hiện những điều sau đây:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh