Các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh được chế biến sẵn trên thị trường là một sự thay thế bổ dưỡng cho sữa mẹ, và thậm chí còn chứa một số vitamin và chất dinh dưỡng mà sữa mẹ không hoặc ít có.
Được sản xuất trong điều kiện vô trùng, thành phần của các loại sữa công thức thường cố gắng “bắt chước” để giống sữa mẹ nhất có thể bằng cách sử dụng sự kết hợp phức tạp của protein, đường, chất béo và vitamin. Vì vậy, nếu bạn không cho con bú sữa mẹ, hãy chỉ sử dụng sữa công thức theo đúng lứa tuổi của trẻ và không nên tự pha thêm bất cứ thứ gì vào sữa công thức của trẻ tại nhà.
Trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D dùng sữa công thức mà không được bú sữa mẹ sẽ có nguy cơ bị còi xương cao hơn. Cả sữa mẹ và sữa công thức đều có hàm lượng vitamin D thấp như nhau, nhưng trẻ sơ sinh hấp thụ vitamin D từ sữa mẹ dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu trẻ không thiếu vitamin D thì việc cho trẻ bú sữa công thức không ảnh hưởng đến nguy cơ còi xương của trẻ.
Ngoài ra, trẻ đến giai đoạn ăn dặm, nếu ăn dặm sớm các loại gia vị như muối, bột nêm, bột ngọt, nước mắm,… có thể làm tăng nguy cơ còi xương do axit phytic có trong thức ăn. Loại gia vị này làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D.
Tuy sữa công thức có hàm lượng vitamin D, canxi tương đương hoặc thậm chí cao hơn sữa mẹ, nhưng chúng vẫn có một số nhược điểm:
Để phòng tránh nguy cơ còi xương, hãy đảm bảo trẻ không bị thiếu vitamin D bằng cách kiểm tra thành phần của sữa công thức xem đã có vitamin D hay chưa, nếu không, cần bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh liên tục cho đến độ tuổi ăn dặm. Mặt khác, cơ thể con người cũng có khả năng tự sản sinh ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cụ thể là tia cực tím B (UVB). Mặc dù vậy, trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên mặc thêm quần áo bảo vệ, tránh phơi nắng quá lâu và nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài để phòng tránh nguy cơ bị cháy nắng, vì giai đoạn này da của bé còn non và rất nhạy cảm với tác động nhiệt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh