Tại sao cần phải tiến hành chụp xương?

Đặc biệt, việc chụp xương có thể giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến chuyển hóa xương. Chuyển hóa xương là quá trình xương bị phá hủy và tự tái tạo lại. Sự hình thành xương mới là một phần của quá trình lành khi xương bị chấn thương hoặc gãy. Chụp xương là một cách tốt để xem xét và ghi nhận lại các bất thường về hoạt động chuyển hóa trong xương.

Chụp xương cũng có thể được sử dụng để xác định xem, liệu tình trạng ung thư đã lan từ các cơ quan khác trong cơ thể đến xương hay chưa, ví dụ như lan từ tuyến tiền liệt hoặc vú đến xương.

Trong quá trình chụp xương, thuốc nhuộm phóng xạ sẽ được tiêm vào xương, sau đó bạn sẽ được theo dõi trong vòng vài tiếng. Một lượng rất nhỏ chất phóng xạ sẽ được sử dụng trong thuốc nhuộm và gần như tất cả lượng chất phóng xạ đó sẽ được giải phóng ra ngoài cơ thể trong vòng từ 2-3 ngày.

Tại sao cần phải tiến hành chụp xương?

Bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn chụp xương nếu bác sỹ nghĩ rằng bạn có vấn đề về xương. Chụp xương cũng có thể giúp tìm ra nguyên nhân của các vết thương về xương mà bạn đang gặp phải.

Chụp xương có thể giúp phát hiện các vấn đề về xương liên quan đến các tình trạng bệnh sau đây:

  • Viêm khớp
  • Hoại tử vô mạch (khi các tế bào xương bị chết do thiếu máu nuôi dưỡng)
  • Ung thư xương
  • Ung thư lan từ các phần khác trong cơ thể đến xương
  • Loạn sản xơ (tình trạng khiến các mô trông như sẹo phát triển ở vị trí của các xương)
  • Gãy xương
  • Nhiễm trùng xương
  • Bệnh Paget ở xương (là bệnh khiến xương bị yếu và biến dạng)

 

Nguy cơ của việc chụp xương

Nguy cơ của việc chụp xương cũng tương tự như nguy cơ của việc chụp X quang thông thường. Lượng chất phóng xạ sử dụng trong quá trình chụp xương chỉ rất nhỏ, kể cả nguy cơ gặp phải phản ứng dị ứng với lượng chất phóng xạ này cũng rất thấp.

Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể sẽ không an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú. Có nguy cơ thai nhi sẽ bị tổn thương và gây nhiễm trùng cho nguồn sữa mẹ. Do vậy, trước khi bác sỹ quyết định sẽ tiến hành chụp xương của bạn, hãy thông báo cho bác sỹ về tình trạng mang thai hoặc đang cho con bú của mình.

 

Cần chuẩn bị gì trước khi chụp xương?

Quá trình chụp xương không cần phải chuẩn bị điều gì đặc biệt. Trước khi chụp, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn tháo tất cả các loại trang sức, phụ kiện có chứa kim loại trên người, bao gồm cả khuyên tai và khuyên ở các vị trí khác.

Quá trình chụp xương thực sự kéo dài khoảng 1 tiếng. Bác sỹ có thể sẽ cho bạn dùng một loại thuốc an thần nhẹ để giúp bạn thư giãn nếu bạn cảm thấy có vấn đề khi phải ngồi yên trong một thời gian dài.

 

Quá trình chụp xương diễn ra như thế nào?

Quá trình chụp xương sẽ bắt đầu bằng việc tiêm thuốc nhuộm phóng xạ vào cánh tay của bạn. Thuốc nhuộm sau đó sẽ hoạt động trong cơ thể bạn trong vòng từ 2-4 tiếng tiếp theo. Phụ thuộc vào nguyên nhân của việc chụp xương, bác sỹ có thể sẽ bắt đầu chụp ngay sau khi tiêm thuốc nhuộm.

Khi thuốc nhuộm đã lan đi toàn cơ thể, các tế bào xương tự nhiên cần sửa chữa sẽ tập trung nhiều hơn ở vị trí bị tổn thương, do đó, thuốc nhuộm sẽ theo những tế bào này tụ lại ở một điểm, và đó chính là điểm xương bị tổn thương.

Sau một khoảng thời gian vừa đủ, bác sỹ sẽ sử dụng một loại camera đặc biệt để chụp lại hình ảnh của xương. Các khu vực bị tổn thương sẽ có màu đậm hơn trên phim chụp.

Bác sỹ có thể sẽ thực hiện lại quá trình tiêm và chụp nếu sau lần đầu tiên chưa thể đưa ra được kết luận. Bác sỹ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn chụp xạ hình SPECT, đây cũng là một kỹ thuật chụp xương tương tự nhưng có thể giúp tạo ra hình ảnh ba chiều về xương của bạn. Bạn sẽ cần phải chụp SPECT nếu bác sỹ cần xem xét kỹ hơn và sâu hơn các vấn đề về xương hoặc nếu kỹ thuật chụp xương thông thường không nhìn rõ hình ảnh ở một số vùng.

 

Ý nghĩa của kết quả chụp xương

Kết quả chụp xương sẽ được coi là bình thường khi thuốc nhuộm lan đi đều trên khắp cơ thể. Điều này có nghĩa là bạn gần như không có tổn thương nào nghiêm trọng về xương cả.

Kết quả sẽ được coi là bất thường nếu phim chụp cho thấy có những điểm đậm màu hơn hoặc nhạt màu hơn. Những điểm đậm màu hơn là nơi mà thuốc nhuộm tích tụ nhiều trong khi những điểm nhạt màu hơn là nơi gần như không có thuốc nhuộm. Kết quả chụp bất thường cho thấy rằng có thể bạn đã mắc phải những rối loạn về xương, ví dụ như ung thư hoặc viêm khớp.

 

Theo dõi sau khi chụp xương

Chụp xương không gây ra bất cứ phản ứng phụ hoặc biến chứng nào đối với cơ thể. Đa số các tồn dư của chất phóng xạ trong thuốc nhuộm sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể trong vòng 24 giờ. Một lượng nhỏ có thể sẽ còn sót lại trong khoảng 3 ngày.

Mặc dù chụp xương có thể giúp phát hiện các vấn đề về chuyển hóa xương, nhưng quá trình chụp xương chưa chắc đã cho biết chính xác nguyên nhân của vấn đề. Bạn có thể sẽ phải tiến hành nhiều xét nghiệm khác nếu kết quả chụp xương của bạn có vấn đề. Bác sỹ cũng sẽ giải thích về các lựa chọn của bạn và giúp bạn cùng trải qua quá trình này

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top