✴️ Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích

Nội dung

Dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích là:

– Đau bụng: Người bệnh có thể đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng. Tình trạng đau thường di chuyển lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác. Đôi khi người bệnh có cảm giác khó chịu, nặng tức, ấm ách khó chịu, đầy hơi tập trung chủ yếu ở vùng dưới rốn.

– Thay đổi thói quen tiêu hóa: Một số trường hợp bị hội chứng ruột kích thích có dấu hiệu bị tiêu chảy, phân lỏng như nước hoặc phân sền sệt, có thể lẫn với chất nhầy, đại tiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi đại tiện không hết phân

Cũng có một số trường hợp lại bị táo bón thường xuyên, phân rắn, phải rặn mới đi đại tiện được, thậm chí phải thụt tháo. Một số trường hợp lại bị tiêu chảy từng lúc xen kẽ với táo bón.

Bên cạnh đó, dấu hiệu hội chứng ruột kích thích còn hay gặp là cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm, đau nhức cơ, hồi hộp, đau tức ngực, cảm giác khó thở. Kèm theo đau quặn bụng là trướng bụng, buồn nôn, cảm giác vướng ở họng.

Ngoài ra, dấu hiệu hội chứng ruột kích thích hay gặp là bệnh nhân mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu…

Các dấu hiệu bệnh thay đổi khác nhau ở mỗi bệnh nhân và có thể thay đổi theo thời gian. Mỗi dấu hiệu có thể gặp riêng lẻ trong các triệu chứng rối loạn chức năng ruột khác. Những dấu hiệu bệnh này kéo dài sẽ ảnh hưởng lới tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó cần phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Làm gì để giảm khó chịu khi có dấu hiệu hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lành tính không gây tử vong nhưng khó có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện nay chưa có loại thuốc nào điều trị đặc biệu căn bệnh này. Việc điều trị chủ yếu nhằm làm giảm triệu chứng giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

– Điều chỉnh chế độ ăn: Khi bệnh nhân có dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy, táo bón…nên tránh các thức ăn không phù hợp. Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn những thức ăn khó tiêu như khoai, sắn, bánh ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ…Tránh các đồ uống có ga và chất kích thích như cà phê, rượu bia…

– Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Làm việc kết hợp với nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng mệt mỏi, làm việc quá sức.

Tăng cường các hoạt động thể chất, luyện tập thói quen đại tiện mỗi ngày 1 lần…

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích như thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống táo bón, thuốc giảm đau…

Việc dùng thuốc nào và liều lượng ra sao cần tham khảo ý kiến cụ thể của bác sĩ chuyên môn, tránh tự ý dùng sai thuốc làm bệnh nặng hơn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top