Khối u phân (Fecaloma)

I. Đại cương

– Khối u phân (Fecaloma) là một khối phân cứng vị trí chủ yếu gặp ở trực tràng và đại tràng sigma, hiếm gặp ở ruột non. Người bệnh thường có tiền sử táo bón và đau bụng.
– Cho đến nay, một số trường hợp u phân khổng lồ đã được báo cáo trong y văn, hầu hết trong số họ có biểu hiện của giãn đại tràng bẩm sinh (megacolon) hoặc bí tiểu.
– Fecaloma được mô tả lần đầu tiên vào năm 1967. Phân tích tụ trong đại tràng, ứ đọng và tăng thể tích cho đến khi ruột trở nên biến dạng và có các đặc điểm tương tự như khối u.
– Fecaloma thường gặp nhất ở đại tràng trái vì phân trở nên cứng hơn và đường kính đại tràng nhỏ hơn so với bên phải.
– Fecaloma biểu hiện khác nhau từ bí tiểu hoặc khối u ở bụng. Tuy nhiên, tắc ruột hiếm gặp.
– Hầu hết các trường hợp điều trị bảo tồn thành công bằng cách nghỉ ngơi, nhuận tràng, thụt tháo. Khi các biện pháp bảo tồn không thành công, can thiệp phẫu thuật loại bỏ khối u và ngăn ngừa các biến chứng tiếp theo.

* Nguyên nhân

– Tình trạng táo bón mạn tính.
– Bất động lâu ngày (sau phẫu thuật, đột quỵ, bệnh tâm thần)
– Dùng thuốc (Opioid)
– Nguyên nhân thần kinh (bệnh Parkinson, bệnh Hirschsprung )
– U đại tràng.
– Viêm ruột.
– Hội chứng ruột kích thích.

* Biến chứng

– Trực tiếp: gây tắc nghẽn đại tràng hoặc ruột non và có thể dẫn đến thủng, viêm phúc mạc, hình thành ổ apxe.
– Biến chứng do chèn ép các cấu trúc giải phẫu lân cận: chèn ép bàng quang, tắc nghẽn niệu quản, chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau thần kinh tọa, huyết khối tĩnh mạch sâu

 

II. Chẩn đoán hình ảnh

– Hình ảnh khối phân khu trú nằm trong lòng đại tràng sigma hoặc trực tràng có đường kính bằng hoặc lớn hơn đường kính đại tràng.

– Có thể vôi hóa xung quanh.
– Cấu trúc gồm nhiều lớp.
– Đại tràng phía trên có thể giãn.

return to top