Sữa chua ngoài có giá trị dinh dưỡng, còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột. Với trẻ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, cho con ăn sữa chua sẽ chữa được tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại cân bằng vi khuẩn ở ruột, và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Vì vậy bé bị tiêu chảy thì việc ăn sữa chua không gây ảnh hưởng đến tình trạng tiêu chảy của con. Tuy nhiên ba mẹ nên lựa chọn loại sữa chua ít đường hoặc không đường cho bé ăn, và nên cho con ăn ở mức vừa phải không nên cho bé ăn quá nhiều.
Đặc biệt, mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua sau bừa ăn, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi trẻ đói, độ pH trong dạ dày của bé chỉ bằng 2, do đó nếu cho trẻ ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt nhiều hơn khi trẻ ăn sữa chua sau khi đã ăn no xong vì sau khi ăn, dạ dày của trẻ co bóp mạnh, độ pH tăng lên, khi đó tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt, tăng cường bảo vệ hệ tiêu hóa cho trẻ.
Trẻ đang trong đợt điều trị dùng thuốc kháng sinh thì không nên cho bé ăn sữa chua. Điều này là do thuốc kháng sinh và men vi sinh trong sữa chua sẽ “công nhau”. Cụ thể như khi kháng sinh đang tìm cách tiêu diệt vi khuẩn, thì men vi sinh lại làm việc ngược lại là cung cấp thêm lợi khuẩn cho đường ruột, làm cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh.
Đối với những trẻ bị viêm loét dạ dày (đau dạ dày), thường phải dùng thuốc kháng axit, nên làm cho vi khuẩn sinh hơi dồn lên, khiến bụng bé trở nên ấm ách khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này giúp cho bụng hết sình hơi, ấm ách là nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi.
Trẻ tiêu chảy thường nôn, đi đại tiện nhiều, cơ thể trẻ mất nước và rối loạn chất điện giải, do đó nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ cần bổ sung nước điện giải bằng đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc dùng ống thông mũi- dạ dày. Ngoài ra, có một số dung dịch để uống: ORS 1 gói pha với 1 lít nước sôi để nguội cho trẻ uống trong một ngày.
Trẻ bị tiêu chảy không nên kiêng khem quá, tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ. Ngay sau khi bổ sung nước điện giải, có thể cho trẻ bú và ăn ngay. Đối với những trẻ ăn sữa ngoài, sau khi bù đủ nước điện giải nên cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường hoặc cho ăn sữa pha với oresol (1/3 sữa pha với 2/3 ORS). Dần dần có thể cho trẻ ăn ăn theo chế độ bình thường, đến khi trẻ khỏi bệnh, nên tăng bữa ăn trong ngày giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sức. Và cho bé đi khăm khám với bác sĩ Nhi khoa nếu tình trạng tiêu chảy của con vẫn kéo dài không khỏi.
Tiêu chảy cấp có nguyên nhân từ thức ăn hoặc tiếp xúc với vi khuẩn, do đó, để phòng tránh tiêu chảy ở trẻ, các bậc cha mẹ nên lưu ý:
– Trong 6 tháng đầu đời, tốt nhất nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ.
– Sau 6 tháng, có thể cho trẻ ăn bổ sung kèm theo bú, không nên cho trẻ bú chai, ngậm bình hoặc ngậm vú giả nhiều.
– Tập thói quen tốt cho trẻ như rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi đi chơi,..
– Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo chế biến và bảo quản thức ăn hợp hợp vệ sinh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh