Vai trò của Vitamin K2 trong cơ thể

Rất nhiều người trong số chúng ta đều đã quá quen thuộc với vai trò quan trọng của vitamin D và canxi. Canxi là khoáng chất chiếm 99% trong cấu trúc xương và răng, là khoáng chất giúp xương và răng chắc khỏe. Vitamin D là một loại vitamin tan trọng dầu, giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Có lẽ bởi vậy mà việc sử dụng các sản phẩm bổ sung như sữa có chứa canxi và vitamin D đã trở nên quá quen thuộc với tất cả mọi người.  Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, để canxi phát huy tốt hiệu quả trong xương, ngoài vitamin D cần được bổ sung thêm vitamin K2. Vì thế, bộ ba hoàn hảo cho sức khỏe xương phải là canxi – vitamin D – vitamin K2 chứ không chỉ là canxi và vitamin D.

Là một khám phá khoa học quan trọng cho sức khỏe xương, Vitamin K2 là một trong số những loại vitamin K phổ biến nhất (nhóm vitamin K bao gồm vitamin K1, K2 và K3) và cũng là loại vitamin K được nghiên cứu nhiều nhất về tác dụng với sức khỏe xương. Vitamin K2 có nhiều trong đậu phụ, đặc biệt đậu phụ lên men kiểu Nhật (Natto), lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa, nhất là phô mai, bơ và sữa chua.

 

Phối hợp vitamin K2 và canxi

Quá trình hình thành xương được điều hòa cân bằng nhờ 2 quá trình là quá trình tạo cốt bào (tạo xương) và quá trình hủy cốt bảo (hủy xương). Miễn là quá trình hình thành xương xảy ra nhiều hơn quá trình phá hủy xương, thì cấu trúc khỏe mạnh của xương sẽ được duy trì. Quá trình tạo cốt bào sản xuất ra osteocalcin, giúp lấy canxi từ tuần hoàn máu và gắn vào ma trận xương. Osteocalcin có ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa xương vì osteocalcin có thể gắn với các chất khoáng có trong xương, do đó có thể giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, các tế bào osteocalcin mới hình thành lại ở dạng chưa hoạt động và cần có vitamin K2 để được hoạt hóa hoàn toàn (thông qua quá trình carboxyl hóa) và có thể gắn với canxi. Bên cạnh đó, Vitamin K2 còn giúp canxi không bị lắng đọng ở các thành mạch máu thông qua một loại protein điều chỉnh quá trình canxi hóa là Matrix Gla Protein (MGP). MGP là một loại protein phụ thuộc vitamin K, được các tế bào cơ trơn sản xuất ra và có chức năng điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể.

Như vậy, có thể nói, vitamin K2 như một chiếc công tắc, sẽ giúp “bật” osteocalcin  và MGP, giúp canxi không bị lắng đọng tại các mô mềm mà đi vào xương một cách hiệu quả hơn. Thiếu vitamin K2, lượng canxi được hấp thu vào sẽ không được sử dụng hiệu quả, thậm chí có thể gây nguy hiểm vì tình trạng lắng đọng, vôi hóa canxi.

 

Phối hợp vitamin K2 và vitamin D

Ngoài vai trò quan trọng là định hướng canxi vào xương, vitamin K2 cũng phối hợp một cách rất đồng bộ với vitamin D, góp phần giúp xương chắc khỏe.

Trước hết, vitamin D góp phần giúp hình thành 2 loại protein phụ thuộc vitamin K đã nhắc đến ở trên là osteocalcin và MGP. Sau khi hình thành, 2 lọai protein này lại cần được hoạt hóa và đó là lúc cần đến vai trò của vitamin K2 như đã đề cập ở trên.

Ngoài ra, một chức năng quan trọng khác của vitamin K2 là trung hòa lượng vitamin D. Trong trường hợp cơ thể bị thiếu vitamin K2, nhưng lại bổ sung quá nhiều vitamin D, cơ thể sẽ không xử lý kịp lượng vitamin D mới được bổ sung vào, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc vitamin D

Cùng với nhau, vitamin D và vitamin K2 sẽ hoạt động phối hợp giúp cơ thể hấp thu và sử dụng canxi có hiệu quả. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi tại ruột nhưng vitamin K2 lại trực tiếp đưa canxi vào xương. Nếu như bạn nghĩ vitamin D là người gác cổng kiểm soát việc ra vào của Canxi trong cơ thể thì vitamin K2 là cảnh sát giao thông, hướng canxi đi đúng hướng. Nếu quá nhiều Canxi nhưng lại không có cảnh sát giao thông nghĩa là sẽ có quá nhiều Canxi và Canxi sẽ tập trung hỗn loạn ở khắp mọi nơi. Nói cách khác, không có sự giúp đỡ của vitamin K2 thì lượng canxi mà vitamin D hấp thu sẽ làm việc không hiệu quả.

 

Nguồn vitamin K2 và nhu cầu vitamin K2

Vitamin K2 được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như phô mai, sữa chua và đậu nành lên men như natto - bánh đậu nành lên men Nhật Bản. Rau củ lên men là nguồn chứa rất nhiều vitamin K2. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải mọi chủng vi khuẩn đều tạo ra vitamin K2 vì vậy không phải mọi thực phẩm lên men đều chứa vitamin này. Ví dụ, trong sữa chua không chứa quá nhiều vitamin K2. Một số loại phô mai như Gouda, Brie và Edam (những loại phô mai nổi tiếng trên thế giới) là nguồn cung cấp K2 rất dồi dào; trong khi nhiều loại phô mai khác lại không hề chứa vitamin K2. Thực ra vẫn khá khó để có thể đạt được lượng vitamin K2 từ chế độ ăn uống bình thường, đặc biệt là khi không ăn những thực phẩm lên men chứa vitamin K2.

Những thực phẩm giàu vitamin K2 bậc nhất bao gồm:

  • Pate gan ngỗng

  • Thịt bò

  • Lòng đỏ trứng

  • Phô mai

  • Các thực phẩm lên men nhứ sữa chua, phô mai xanh, dưa cải muối….

Ngoài những loại thực phẩm có chứa lượng vitamin K2 tự nhiên như trên, có thể sử dụng thêm các chế phẩm được bổ sung vitamin K2 trong quá trính sản xuất.  Sữa được bổ sung vitamin K2 (bên cạnh bổ sung vitamin D và canxi) là một loại sản phẩm như vậy. Mặc dù cho đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào bị ngộ độc vitamin K2, kể cả khi tiêu thụ với liều cao, tuy nhiên, việc tiêu thụ vitamin K2 vẫn nên dựa trên nhu cầu khuyến nghị.

Với mỗi độ tuổi, nhu cầu vitamin K, đặc biệt là vitamin K2 sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tuổi, giới và một số yếu tố khác như tình trạng mang thai, cho con bú, hoặc mắc bệnh. Dưới đây là khuyến cáo mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2016 dành cho người Việt Nam:

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top