Tìm hiểu về bệnh hở van tim 3 lá là cần thiết để chủ động trong việc điều trị. Bệnh có thể xuất hiện do dị tật bẩm sinh hoặc do các tổn thương khác gây ra. Nếu chỉ hở ở mức độ nhẹ, các triệu chứng không rõ ràng, ít nghiêm trọng thì người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên. Tuy nhiên nếu các triệu chứng của bệnh (như khó thở, mệt mỏi…) ngày càng trở nên tồi tệ, cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
Cấu tạo của tim gồm 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá. Van tim 3 lá là van tim thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải và làm nhiệm vụ giúp máu chỉ lưu thông một chiều khi mở và giúp máu không chảy ngược lại khi đóng. Nếu van 3 lá này bị hở, người ta gọi là bệnh hở van tim 3 lá, còn nếu van động mạch chủ bị hở là bệnh hở van động mạch chủ.
Khi van tim 3 lá bị hở, máu sẽ phụt ngược trở lại (gây ứ ở tim), tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy thêm cả lượng máu ứ đó đi, lâu dần sẽ bị suy tim.
Hở van tim 3 lá được phân loại thành các mức độ như sau:
Hở van tim 3 lá là một trong những bệnh lý về van tim thường gặp nhất.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh hở van tim 3 lá là do sự giãn nở bất thường của tâm thất phải gây ra bởi các bệnh lý như suy tim trái, bệnh cơ tim giãn, tăng huyết áp động mạch phổi, hẹp van động mạch phổi…
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
Hở van tim 3 lá ở mức độ nhẹ như hở van tim ba lá 1/4 hoặc 2/4 thường không gây ra dấu hiệu và triệu chứng nào. Tuy nhiên khi bệnh đã tiến triển ở mức độ nặng, các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
Người bệnh hở van tim 3 lá thường cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực, sưng phù ở vùng bụng, bàn chân, mắt cá chân…
Để chẩn đoán bệnh hở van tim 3 lá, trước tiên bác sĩ sẽ tìm hiểu về triệu chứng mà người bệnh gặp phải và tiền sử bệnh. Với một ống nghe nhỏ, bác sĩ có thể lắng nghe tiếng thổi của tim khi máu bị chảy ngược trở lại buồng tim phía trên (tâm nhĩ). Sau khi thăm khám lâm sàng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như điện tâm đồ, chụp X – quang, siêu âm tim, nội soi qua thực quản, thông tim, chụp cộng hưởng từ MRI… Các xét nghiệm này giúp xác định và đánh giá mức độ hở van 3 lá.
Với trẻ em, Hở van tim 3 lá thường là do bệnh tim bẩm sinh Ebstein gây ra. Đây là bất thường về cấu trúc của tim mà trong đó các lá van của van 3 lá (van thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải) không khép kín được vào nhau. Do sự bất thường này mà máu có thể chảy ngược lại tâm nhĩ trái thay vì được bơm vào động mạch chủ để đến phổi, từ đó làm cho lượng oxy trong máu thấp, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu lên phổi, cũng như thiếu oxy đến các cơ quan của cơ thể.
Hở van tim 3 lá ở trẻ sơ sinh và trẻ em có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ hở của van tim, triệu chứng của người bệnh hay mức độảnh hưởng của tim… Cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, theo dõi và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Với các trường hợp hở van tim 3 lá ở mức độ nhẹ, người bệnh không khó thở hoặc chỉ khó thở nhẹ khi làm việc gắng sức, thì chỉ cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh lao động quá sức, không ăn mặn (vì muối giữ nước làm tăng gánh nặng cho cơ tim).
Điều trị nội khoa (bằng thuốc) bao gồm thuốc chống đông máu, thuốc chống loạn nhịp tim, chẹn beta… Đa số các thuốc này đều giúp làm giảm triệu chứng bệnh, phòng ngừa suy tim xuất hiện.
Phẫu thuật chữa hở van tim hoặc thay tim nhân tạo được chỉ định cho những trường hợp nặng, điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh