Bạn biết gì về rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế?

Nội dung

Người bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế thường có những đặc điểm sau:

- Họ cảm thấy khó biểu lộ cảm xúc của mình

- Họ gặp khó khăn trong việc hình thành và duy trì các mối quan hệ thân thiết với người khác

- Họ rất chăm chỉ làm việc nhưng nỗi ám ảnh của họ về sự hoàn hảo có thể làm công việc của họ không hiệu quả.

- Họ thường xuyên cảm thấy công bằng, phẫn nộ và tức giận

- Họ thường phải đối mặt với sự cô lập của xã hội

- Họ có thể sẽ phải trải qua việc lo âu đi kèm với trầm cảm.

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế thường bị nhầm với một loại rối loạn lo âu được gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng không giống nhau.

Người bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế thường không biết rằng cách suy nghĩ hoặc niềm tim của họ là có vấn đề. Họ thường nghĩ rằng cách họ suy nghĩ và làm việc là cách làm đúng duy nhất, và mọi người làm khác cách của họ đều sai.

Nguyên nhân của rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế

Nguyên nhân chính xác của rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế hiện chưa được biết rõ. Cũng như nhiều khía cạnh khác của căn bệnh này, nguyên nhân của bệnh hiện chưa được nghiên cứu rộng rãi. Nhiều khả năng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế gây ra do sự phối hợp các yếu tố về gen và trải nghiệm thời thơ ấu.

Trong một số nghiên cứu trường hợp, người trưởng thành có thể hồi tưởng về chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế từ khi còn rất nhỏ. Họ cảm thấy rằng họ cần phải trở thành một người hoàn hảo hoặc một đứa trẻ hoàn toàn vâng lời. Những suy nghĩ này có thể sẽ theo họ đến khi trưởng thành.

 

Ai là người có nguy cơ bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế?

Theo thống kê của Hiệp hội rối loạn ám ảnh cưỡng chế quốc tế (OCDF), nam giới có nguy cơ bị chẩn đoán các rối loạn về nhân cách cao gấp 2 lần so với nữ giới.  Theo tạp chí Journal of Personality Assessment, có khoảng 2-7% dân số bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, và biến nó trở trành rối loạn nhân cách hay gặp nhất.

Khi một người được chẩn đoán gặp các rối loạn về tâm thần, họ cũng sẽ được chẩn đoán thêm về rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh vai trò của rối loạn này với những bệnh nhân gặp các vấn đề về tâm thần. Thêm nữa, những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng cũng thường sẽ bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.

Triệu chứng của rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế bao gồm:

- Quá cầu toàn, đến mức sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc

- Tác phong cứng nhắc, khắt khe và câu nệ hình thức

- Cực kỳ tiết kiệm

- Rất chú ý đến tiểu tiết

- Đúng giờ một cách quá đáng

- Tận tâm làm việc quá mức đến mức có thể trả giá bằng các mối quan hệ gia đình hoặc xã hội

- Tích trữ các đồ vật đã bị mòn hoặc không còn sử dụng được nữa

- Không có khả năng chia sẻ công việc hoặc ủy nhiệm công việc cho người khác bởi sợ công việc không hoàn thành

- Tuân theo các quy tắc, quy định một cách chặt chẽ

- Tuân theo đúng các quy định về thứ tự, cấp bậc

- Cảm giác mọi việc phải được làm một cách công bằng

- Tuân thủ chặt chẽ các luật lệ về đạo đức và phẩm hạnh

- Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế sẽ được chẩn đoán khi các triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng tương tác với người khác.

 

Điều trị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế

Nếu bạn bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, chuyên gia trị liệu sẽ dùng cách tiếp cận ba mũi nhọn để điều trị, bao gồm:

Trị liệu về hành vi nhận thức

Đây là một loại trị liệu tâm thần phổ biến. Trong quá trình trị liệu hành vi nhận thức, bạn sẽ gặp một chuyên gia tâm thần theo một kế hoạch đã được xây dựng trước. Bạn sẽ trao đổi với chuyên gia về bất kỳ vấn đề lo âu, căng thẳng hoặc trầm cảm nào của mình. Chuyên gia tâm thần cũng sẽ khuyến khích bạn bớt chú trọng vào công việc, thay vào đó, chú ý hơn đến gia đình, giải trí và các mối quan hệ cá nhân khác.

Dùng thuốc

Bác sỹ cũng có thể sẽ kê đơn thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) để làm giảm việc suy nghĩ cứng nhắc và theo định hướng. Nếu bạn được kê SSRI, bạn cũng có thể thấy được các lợi ích từ các nhóm hỗ trợ và việc thường xuyên điều trị với chuyên gia tâm lý. Sử dụng SSRI lâu dài thường không được khuyến nghị cho bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.

Luyện tập thư giãn.

Luyện tập thư giãn bao gồm kỹ năng hít thở và kỹ năng thư giãn để làm giảm cảm giác căng thẳng của bạn. Ví dụ về các bài luyện tập thư giãn này là tập yoga, thái cực quyền và Pilates.

 

Triển vọng

Triển vọng của người bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế thường tốt hơn những rối loạn nhân cách khác. Điều trị có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về việc các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến người khác như thế nào. Nếu bạn bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, bạn sẽ ít có nguy cơ nghiện rượu và thuốc hơn.

Cũng như các rối loạn về nhân cách khác, tìm ra cách điều trị phù hợp với bạn là nền tảng của việc điều trị thành công. Trị liệu về nhận thức có thể cải thiện khả năng tương tác và đồng cảm với người thân.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top