Giải đáp chảy máu dạ dày có nguy hiểm không?
Các chuyên gia cho biết, tình trạng chảy máu dạ dày rất nguy hiểm cần được cấp cứu chữa trị kịp thời hiệu quả để tránh biến chứng gây đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên tùy theo số lượng máu và cả thời gian chảy máu mà mức độ ảnh hưởng đến toàn thể trạng của người bệnh có sự khác nhau.
Nếu ở mức độ nhẹ, máu sẽ chảy ra ít, khoảng từ vài chục đến vài trăm mililit khối máu. Người bệnh chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi, không có sự thay đổi rõ rệt về toàn bộ mạch và huyết áp.
Nếu như lượng máu chảy ra nhiều trong thời gian ngắn thì sẽ xuất hiện tình trạng làm mất máu cấp tính: Gây chóng mặt, hoa mắt, lạnh chân tay, vã mồ hôi, da niêm mạc nhạt, khó bắt, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, thở nhanh, có khi gây sốt nhẹ, vô niệu, đái ít, có khi còn nguy hiểm đến cả tính mạng người bệnh.
Chảy máu ít nhưng thời gian chảy kéo dài: tuy là không thể gây nên tình trạng mất máu cấp tính nhưng dần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, làm cho da niêm mạc hơi nhợt nhạt, cơ thể nhọc mệt và còn có thể làm suy tim do thiếu máu…
Chảy máu dạ dày phải làm sao?
Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu chảy máu dạ dày, bạn cần nhanh chóng thực hiện các thao tác xử trí kịp thời như sau: Giữ bệnh nhân nằm yên trên giường ở tư thế đầu thấp chân cao, sinh hoạt ngay tại giường. Nếu cần, ủ ấm cho bệnh nhân. Sau đó gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện để điều trị.
Chế độ ăn uống cho người bị xuất huyết dạ dày
Khi bị chảy máu dạ dày, người bệnh cần có chế độ ăn uống đặc biệt với mục đích bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị, và đề phòng thiếu dinh dưỡng. Theo đó, người bệnh cần lưu ý cần có chế độ ăn uống như sau:
– Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, đường, bánh quy, bánh mì,..
– Sử dụng thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.
– Ít xơ sợi: rau củ non. (Tham khảo để biết bị xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì?)
– Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.
Hạn chế hoặc không sử dụng thức ăn, nước uống gây kích thích niêm mạc dạ dày
– Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, xúc xích.
– Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ.
– Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
– Gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
– Rượu, chè, cà phê đặc.
Cách ăn uống để tránh kích thích niêm mạc dạ dày
– Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để nương nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dày.
– Ăn điều độ, không để quá đói hoặc ăn quá no.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh