Viêm khớp dạng thấp thể huyết thanh dương tính là một trong những loại phổ biến nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp, chiếm tới 60-80% tỉ lệ người mắc.
Bệnh xuất hiện khi trong máu người bệnh chứa kháng thể peptide chống chu kỳ (CCP) và yếu tố dạng thấp (RF). Trong quá trình hình thành, những kháng thể này có khả năng tấn công và làm tổn thương tới các mô của cơ thể. Hậu quả dẫn đến viêm các khớp, gây nên những cơn đau dai dẳng kéo dài cho người bệnh.
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm máu để nhận diện các kháng thể đặc hiệu gây bệnh. Nếu không phát hiện ra kháng thể trên thì bệnh được gọi là viêm khớp dạng thấp thể huyết thanh âm tính.
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm khớp dạng thấp biểu hiện chủ yếu ở khớp. Nhưng không chỉ vậy, bệnh còn ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể với các dấu hiệu khác nhau. Cụ thể:
– Các khớp bị sưng dẫn tới viêm cùng lúc tại nhiều vị trí trên cơ thể. Trong đó, tình trạng viêm thường xuất hiện sớm nhất tại các vị trí như: khớp cổ tay, bàn tay, đầu gối, bàn chân, cổ chân, ngón chân. Một số vị trí có dấu hiệu viêm muộn hơn có thể là: khớp khuỷu, thái dương, vai háng, đốt sống cổ.
– Các cơn đau khớp chủ yếu xuất hiện vào khoảng thời gian nửa đêm về sáng và triệu chứng đau thường lan đều dần.
– Tình trạng viêm đau xảy ra có tính chất đối xứng. Nếu vị trí đau ở một trong 2 cánh tay hoặc chân thì phần khớp tương tự ở cánh tay hoặc chân kia cũng thường bị ảnh hưởng theo.
– Xuất hiện tình trạng cứng khớp vào các buổi sáng thức dậy.
– Phần dưới da gần khớp xuất hiện các nốt thấp khớp (cục u cứng).
– Mắt: Người bệnh thường cảm thấy mắt bị khô, đỏ, dễ nhạy cảm với ánh sáng và bị giảm thị lực.
– Phổi: Xuất hiện các triệu chứng viêm phổi như: ho, khó thở, đau tức ngực…
– Da: Da khô tại các khớp bị viêm, người bệnh còn thấy có hồng ban trên lòng bàn tay.
– Cơ bắp yếu: Vùng xung quanh khớp do viêm nên có dấu hiệu teo cơ.
Ngoài ra, bệnh nhân còn thường xuyên mệt mỏi, sốt nhẹ, ăn uống kém, sút cân…
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh lý này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Thế nhưng các nhà khoa học vẫn chỉ ra những nguyên nhân thường gặp nhất, bao gồm:
Các tác nhân gây bệnh từ môi trường bao gồm các loại vi khuẩn Epstein-Barr, Parvo, Mycoplasma hay vi khuẩn đường ruột kích hoạt chuỗi phản ứng miễn dịch có thể gây bào mòn xương dẫn đến nguy cơ dính và biến dạng khớp.
Trong quá trình lao động, sinh hoạt hàng ngày không thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Nếu cơ thể suy yếu sẽ không đủ sức chống lại các tác nhân này, từ đó rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Tình trạng đau xương khớp ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm. Tình trạng lạnh ẩm kéo dài hay khí hậu thường xuyên thay đổi cũng là các tác động ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp, làm gia tăng các cơn đau ở người bệnh.
Thống kê cho thấy, người trên 40 tuổi, đặc biệt là nữ giới là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất. Do bước vào giai đoạn lão hóa tự nhiên khiến khớp bị yếu, sụn khớp dễ bị xói mòn và xương cũng kém cứng cáp hơn .
Các gia đình có tiền sử người bị viêm khớp dạng thấp hay có kháng nguyên với bạch cầu HLA-DR4… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Viêm khớp dạng thấp thể huyết thanh dương tính là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh rất có khả năng dễ gặp phải những biến chứng xấu như:
Quá trình kháng thể CCP và RF tấn công gây tổn thương đến các khớp trên cơ thể gây ra tình trạng đau nhức kéo dài cho người bệnh. Đồng thời các cơn đau sẽ làm giảm khả năng vận động, trường hợp nặng còn có thể khiến người bệnh mất khả năng di chuyển, lao động.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y học, người mắc viêm khớp dạng thấp thường có khả năng mắc các bệnh tim mạch cao hơn người bình thường. Kháng thể thấp tấn công gây tổn thương tim tại van tim, tai tim, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch và tử vong ở đối tượng người cao tuổi.
Nữ giới có tỉ lệ mắc các bệnh về viêm khớp dạng thấp cao gấp 2-3 lần so với nam giới. Tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, trẻ sinh ra cũng dễ mắc các dị tật bẩm sinh.
Việc bị đau cứng xương khớp còn khiến người bệnh không làm chủ được chức năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Đây không chỉ là nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe mà còn khiến người bệnh rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, trầm cảm.
Nhiều trường hợp gặp tình trạng tắc nghẽn phổi do những tác động xấu đến hệ hô hấp. Ngoài ra, tình trạng tổn thương các khớp còn có thể gây tàn phế, bại liệt vĩnh viễn… nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh