✴️ Tìm hiểu về viêm gân cơ nhị đầu cánh tay

Nội dung

Biểu hiện viêm gân cơ nhị đầu cánh tay

Gân cơ nhị đầu cánh tay có vai trò kết nối giữa gân xương đầu vai và gân xương cánh tay. Khi gân này bị viêm, ở người bệnh sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Đau mặt trước vai và lan xuống cánh tay, khuỷu tay. Cơn đau thường xuất hiện ở mỏm vai trước, đau âm ỉ ít vài ngày sau đó tăng dần và lan dần xuống vùng cánh tay, khuỷu tay khiến cho người bệnh cảm giác bị đau nhức rất khó chịu.
  • Cơn đau tăng đột ngột, tăng bất ngờ khiến người bệnh không kịp xử lý, tần suất cơn đau cũng tăng hơn khiến cho người bệnh cảm giác tê mỏi vùng vai và cánh tay.
  • Khó khăn khi cử động cánh tay: Người bệnh do bị đau kéo dài nên khi vận động khớp vai sẽ gặp nhiều khó khăn do gân nhị đầu vai đã bị tổn thương và gây viêm nên chức năng liên kết và vận động khớp vai và cánh tay bị hạn chế. Dù hoạt động nhẹ như giơ tay, vung tay, hay nhấc tay lên cũng làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn vô cùng.

Nguyên nhân gây viêm gân cơ nhị đầu cánh tay

Chấn thương do tai nạn là nguyên nhân gây viêm gân cơ nhị đầu cánh tay

Bệnh viêm gân cơ nhị thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Hoạt động mạnh quá sức với khớp vai và khớp cánh tay.
  • Bị chấn thương vùng khớp vai, khiến cho vùng gân nhị đầu vai bị tổn thương và gây đau.
  • Lặp đi lặp lại các hoạt động như giơ cao tay khiến cho các khớp vai bị mỏi mà không được nghỉ ngơi hợp lý.

Cách điều trị viêm gân cơ nhị đầu cánh tay như thế nào?

Việc điều trị bệnh viêm gân cơ nhị đầu cánh tay còn tùy thuộc vào từng trường hợp, mức độ ở từng người mà sau khi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định. Một số cách điều trị căn bệnh này như sau:

Chườm đá có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm cơ gân nhị đầu cánh tay

Chườm đá:

Phương pháp này áp dụng với những trường hợp viêm nhẹ và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Chườm đá lạnh vào vùng khớp vai bị viêm đau có thể giúp giảm đau, giảm viêm sưng tấy. Lưu ý: Bạn nên bọc đá lạnh trong một chiếc khăn vải mềm hoặc túi vải mềm và chườm lên vùng vai bị đau thì chỉ sau vài ngày thực hiện cơn đau của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Thuốc uống:

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc uống giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ để tiêu viêm và giảm đau nhức quanh khớp vai. Bổ sung thêm các loại khoáng chất cần thiết và các loại thuốc bổ gân cơ.

Vật lý trị liệu:

Để đạt hiệu quả tốt trong điều trị, người bệnh cần kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, siêu âm…

Thuốc tiêm:

Nếu trường hợp cơn đau tăng, sử dụng thuốc uống không đỡ thì có thể được chỉ định tiêm chích corticoid vào gân viêm.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật sóng radio là với trường hợp bệnh bị biến chứng nặng. Tuy nhiên rất ít trường hợp phải phẫu thuật

Để phòng ngừa viêm gân cơ nhị và những ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống, chúng ta nên thăm khám sức khỏe định kỳ và chú ý cân bằng giữa nghỉ ngơi – làm việc, hạn chế các công việc nặng áp lực lên đôi vai và thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top