✴️ Có nên nhịn đi cầu không

Nội dung

Những người nhịn đi cầu thường xuyên có thể bắt đầu mất cảm giác muốn đi cầu dẫn đến mất kiểm soát cơ vòng và đi cầu mất tự chủ. Những người khác có thể bị táo bón. Táo bón rất khó chịu và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về những nguy cơ khi bạn trì hoãn việc đi cầu.

Trì hoãn đi cầu có tốt không?

Thỉnh thoảng việc nhịn đi cầu không có hại. Đôi khi chúng ta không ở gần nhà vệ sinh hoặc trong tình huống không thích hợp để đi vệ sinh. Một số người lại quá ngại hoặc xấu hổ khi đi cầu ở nơi công cộng và thích đợi cho đến khi về nhà.

Trẻ em bị táo bón có thể hình thành thói quen nhịn đi cầu để tránh việc đi cầu gây đau. Khi mọi người kéo dài hành vi nhịn đi cầu, họ đang đặt sức khỏe của họ vào tình trạng nguy hiểm.

Nên đi cầu khi cơ thể cảm thấy mắc cầu. Mặc dù thời điểm có thể không phải lúc nào cũng thích hợp, nhưng các bác sĩ khuyên nên đi cầu càng sớm càng tốt ngay khi cơ thể có nhu cầu.

Tại sao không tốt?

Tránh đi đại tiện có thể dẫn đến táo bón. Ruột già sẽ hấp thụ nước từ phân tích tụ trong trực tràng. Phân ít nước sẽ khó có thể đi cầu hơn do phân trở nên cứng hơn.

Trong các trường hợp nặng, hành vi này có thể dẫn đến đại tiện không tự chủ hoặc gây ra táo bón hoặc thủng đường tiêu hóa. Việc giữ phân cũng có thể gây căng trực tràng. Nếu người bệnh bị mất cảm giác bên trong trực tràng sẽ dẫn đến các đợt đại tiểu tiện không tự chủ.

Tác giả của một nghiên cứu năm 2015 cho rằng lượng phân tăng lên trong ruột già có thể làm tăng số lượng vi khuẩn và tạo ra tình trạng viêm mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng .

Các phát hiện của nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa việc nhịn đi cầu với bệnh viêm ruột thừa và bệnh trĩ.

Trẻ em và chứng nhịn đi cầu

Khi mới sinh, trẻ sơ sinh đi ị không tự chủ. Khi bắt đầu tập đi vệ sinh, chúng sẽ học cách đi ị vào một thời điểm được chấp nhận và tự nhịn khi cần thiết.

Một số trẻ có thể mắc chứng nhịn đi cầu sau khi bị táo bón. Tâm lý về những lần đi cầu đau đớn khiến trẻ không chịu đi cầu. Nếu nhịn đi cầu nhiều lần, trẻ có thể mất cảm giác trực tràng, dẫn đến việc đi cầu bất thường. 

Có thể trì hoãn việc đi cầu trong bao lâu?

Thói quen đi cầu của mọi người là khác nhau. Một số người đi đại tiện 2 ngày một lần, trong khi những người khác đi cầu nhiều lần mỗi ngày. Tần suất đi tiểu tùy thuộc vào độ tuổi của một người và chế độ ăn uống của họ, nhưng hầu hết mọi người sẽ đi tiểu từ một đến ba lần mỗi ngày.

Đã có báo cáo về những trường hợp nghiêm trọng mà việc giữ phân do táo bón hoặc gắng sức đã dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Theo BBC, một phụ nữ trẻ ở Anh đã qua đời sau 8 tuần không đi vệ sinh . Phân khiến ruột phình to đến mức chèn ép lên các cơ quan khác và dẫn đến một cơn đau tim .

Có thể nhịn đi cầu không?

Không nên nhịn đi cầu. Tuy nhiên, nếu thấy mình trong tình huống không thích hợp để đi vệ sinh, bạn có thể kiểm soát các cơ liên quan cho đến khi đến thời điểm chấp nhận được để đi cầu. Có thể làm những việc sau để giúp nhịn đi cầu:

  • Tránh căng bụng: Sự căng cơ này là một trong những cơ chế giúp đẩy phân ra khỏi hậu môn và trực tràng.
  • Siết chặt các cơ mông với nhau: Thực hiện động tác này có thể giúp giữ căng cơ trực tràng.
  • Tránh ngồi xổm: Thay vào đó, hãy thử đứng hoặc nằm xuống. Đây không phải là những vị trí tự nhiên để đi cầu, vì vậy chúng có thể “lừa” cơ thể không cần đi cầu.

có nên nhịn đi cầu không

Khi nào cần đi khám bệnh

Những người gặp phải tình trạng táo bón do thường xuyên nhịn đi cầu cần đi khám Mất cảm giác trực tràng cũng là một dấu hiệu nặng cần nhập viện.

Tóm lược

Mọi người có thể nhịn đi vệ sinh vì nhiều lý do không thích hợp để đi. Việc thỉnh thoảng giữ phân không nguy hiểm nhưng nếu trở thành thói quen, có thể sẽ khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe.

Táo bón thường gặp ở những người hay nhịn đi cầu. Trẻ em đã từng bị táo bón đôi khi có hành vi nhịn đi cầu này để tránh cơn đau do đi phân cứng.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, những người thường xuyên giữ phân có thể mất cảm giác muốn đi cầu hoặc phát triển các biến chứng đường ruột nghiêm trọng.

Xem thêm: Táo bón - nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top