✴️ Viêm cơ nách là bệnh gì

Viêm cơ nách là bệnh gì?

Các cơ vùng nách gồm có: cơ ngực lớn, cơ dưới đòn, cơ ngực bé, hố nách và cơ răng trước. Trong đó hố nách là nơi tập trung các cơ nách, mạch máu, dây thần kinh và bạch huyết. Vì thế, khi các cơ vùng nách bị tổn thương gây nên tình trạng viêm cơ nách, sẽ có ảnh hưởng lên nhiều bộ phận của cơ thể: ngực, vai, cánh tay và cả lưng.

Viêm cơ nách là bệnh gì?

Các triệu chứng của bệnh viêm cơ nách:

– Đau nhiều ở vùng dưới cánh tay, sau đó lan dần ra xung quanh. Đau nhiều hơn khi vận động.

– Nhức mỏi cơ nách, cơ trên vai, cơ lưng.

– Hạn chế các động tay tay.

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm cơ nách có thể gây ra một số biến chứng.

Nguy cơ nào gây nên bệnh viêm cơ nách?

Những nguy cơ gây bệnh được biết đến nhiều nhất là:

– Chấn thương mô mềm vùng ngực, lưng, nách do vận động quá sức hoặc va chạm mạnh.

– Người lớn tuổi gặp phải tình trạng thoái hóa, lão hóa các tế bào cơ.

– Cơ thể mắc phải các tình trạng bệnh lý về cơ xương khớp: đau cơ toàn thân, viêm xương khớp vai…

– Thiếu chất dinh dưỡng, lối sống thiếu lành mạnh, sử dụng chất kích thích…

Cách điều trị viêm cơ nách

Khi có các dấu hiệu của bệnh viêm cơ nách, cần đi khám càng sớm càng tốt để xác định rõ căn nguyên gây bệnh, từ đó có các phác đồ điều trị phù hợp.

Những thuốc thường được các bác sĩ sử dụng: thuốc giảm đau tại chỗ (corticoid…), thuốc giảm đau toàn thân (paracetamol…), thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm… Không được tự ý dùng thuốc vì nếu quá liều, các thuốc chữa viêm cơ nách có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh đó, cần kết hợp các biện pháp hỗ trợ điều trị để đạt kết quả cao hơn:

– Ăn uống đủ chất, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết.

– Xoa bóp cơ để giảm đau. vận động nhẹ nhàng bằng các động tác phục hồi chức năng.

Xoa bóp giúp giảm các cơn đau cơ tạm thời

Cách phòng tránh bệnh viêm cơ nách

Tương tự các bệnh cơ xương khớp, có thể phòng tránh bệnh viêm cơ nách nhờ những biện pháp dưới đây:

– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và thịt đỏ và các loại hạt.

– Hạn chế uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích, thức uống có cồn, cà phê…

– Tập thể dục thể thao hàng ngày (ít nhất 30 phút mỗi ngày): đi bộ, chạy bộ, dưỡng sinh, yoga…

– Mát xa cơ thể thường xuyên, làm việc đúng tư thế, không vận động quá sức vùng cánh tay.

– Tránh các va chạm gây tổn thương vùng nách. ngực, lưng, vai.

– Điều trị triệt để các bệnh lí cơ xương khớp gây ảnh hưởng đến các cơ vùng nách.

– Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần mỗi năm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.

Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần mỗi năm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top