1. Viêm khớp gối có nguy hiểm không?
Bệnh viêm khớp gối có gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt.
Theo thống kê:
Có đến 80% người bị viêm khớp nói chung và viêm khớp gối nói riêng bị hạn chế hoạt động.
Hơn 20% người bệnh bị ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Viêm khớp gối còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe: gây mất ngủ, mệt mỏi, tăng cân (do hạn chế vận động), lo âu, trầm cảm…
Bệnh viêm khớp gối có nguy hiểm nhưng với mức độ khác nhau tùy vào giai đoạn và tình trạng bệnh.
Trường hợp mới khởi phát, cơn đau chưa nhiều thì có thể chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tập luyện, nghỉ ngơi…
Trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, tiến triển mạn tính thì có thể gây biến chứng nguy hiểm như dây chằng; gân bị yếu làm cho người bệnh khó đi lại, đứng không vững; biến dạng khớp gối; teo cơ, bại liệt.
Triệu chứng bệnh viêm khớp gối có thể nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác như thoái hóa khớp gối, loãng xương… Vì thế khi có các dấu hiệu sau, người bệnh cần đi khám ngay:
Khớp gối sưng đỏ, đau nhức âm ỉ kéo dài
Chân tê yếu, khó vận động
Thường có cảm giác tê cứng khớp gối
Bàn chân tái nhợt, các đường gân nổi rõ
Khớp gối phát ra tiếng kêu răng rắc khi leo cầu thang
Đi lại khó khăn, không thể đứng một chỗ lâu
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm do viêm khớp gối gây ra, người bệnh cần tới các bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và có biện pháp điều trị phù hợp.
2. Cách điều trị viêm khớp gối
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp gối như dùng thuốc giảm đau, chống viêm; vật lý trị liệu; thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động…
Dùng thuốc: Khi bị viêm khớp gối, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc các loại thuốc hỗ trợ cho sụn khớp bằng đường uống hoặc đường tiêm. Lưu ý: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc gì điều trị viêm khớp gối.
Vật lý trị liệu: Phương pháp này giúp tập cơ tứ đầu đùi giúp giảm bớt gánh nặng lên khớp gối, giúp giảm đau trong khi bị bệnh.
Giảm cân: Những người thừa cân, béo phì cũng dễ mắc viêm khớp gối. Do khớp gối phải nâng đỡ trọng lượng lớn của cơ thể. Vì thế khi điều trị viêm khớp gối, người có cân nặng quá mức cần phải giảm cân bằng cách vận động thể dục thể thao hàng ngày và áp dụng chế độ ăn uống khoa học…
3. Cách kiểm soát viêm khớp gối, ngừa tái phát
3.1. Về ăn uống
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và các loại rau quả để cung cấp vitamin nhóm B, C, E, kali, magie… Đây là những chất thiết yếu, tốt cho sức khỏe người bệnh viêm khớp.
Uống sữa bổ sung canxi giúp cho hệ xương chắc khỏe.
Hạn chế thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn, thực phẩm mặn, quá ngọt. Vì chúng có thể khiến cơ thể khó hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác.
Hạn chế các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia. Vì có thể gây kích thích thần kinh, gây co cứng cơ, khiến bệnh lâu hồi phục.
3.2. Về vận động, sinh hoạt
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để giúp các khớp xương hoạt động trơn tru hơn. Giúp máu lưu thông, làm chậm quá trình lão hóa của khớp xương, ngăn ngừa viêm khớp gối tái phát.
Chú ý vận động nhẹ nhàng, vừa phải. Nên chơi các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga, dưỡng sinh… Tránh các bài tập vận động mạnh, quá sức.
Duy trì tâm lý thoải mái, kiểm soát cân nặng.
Viêm khớp gối có nguy hiểm không và cách điều trị viêm khớp gối như thế nào đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết trên. Hi vọng với những thông tin bổ ích này, người bệnh viêm khớp gối sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, sớm đẩy lùi bệnh ra khỏi cơ thể.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh