Trẻ em lớn nhanh như thổi. Trẻ không phải chỉ lớn lên theo từng tháng, mà có khi phải tính theo từng tuần, thậm chí là từng ngày. Mới ngày nào con còn nằm co ro bé xíu, mắt nhắm mắt mở, thế mà giờ đã bi bô nói cười, đùa giỡn, nghịch ngợm khắp nơi. Mới ngày nào đầy tháng con chẳng biết gì, vậy mà chớp mắt vài cái đã đến sinh nhật lần thứ nhất. Nhớ ngày nào mong mãi cho con biết lẫy, hét toáng lên vui mừng khi con lẫy thành công, thì nay cha mẹ lại đau đầu thì con cứ thoát ẩn thoát hiện khiến cha mẹ mệt mỏi.
Dưới đây là những cột mốc phát triển cả về cảm xúc lẫn các kỹ năng vận động thô của trẻ sơ sinh từ 0 - 1 tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo để thấy rằng chỉ trong vòng 1 năm đầu đời, trẻ đã phải học rất nhiều thứ và phải tự hoàn thiện mình rất nhiều để có thể lớn lên trong mắt cha mẹ.
Mọi thứ xung quanh đều lạ lẫm đối với trẻ, nhưng tại thời điểm này, trẻ chỉ có khả năng nhìn gần trong khoảng 20 - 30cm và bị thu hút bỏi những màu sắc đen trắng.
Mắt của trẻ đã quen với ánh sáng nên trẻ có thể nhìn thấy các vật ở xa hơn, biết đưa mắt nhìn theo vật đang chuyển động, nhận diện đâu là cha mẹ của mình và phát hiện ra mình có thể nhúc nhích những ngón tay.
Trẻ đã biết điều khiển đôi tay: cầm, nắm, lắc đồ chơi. Đầu trẻ cũng đã cứng cáp hơn và chân đã biết quẫy đạp khi được bế đứng.
Ở độ tuổi này, dường như trẻ muốn khám phá mọi thứ bằng miệng, vì vậy cha mẹ nên cất hết những đồ vật nhỏ để tránh trường hợp trẻ cho vào miệng vào bị hóc hay nghẹt thở.
Bây giờ thì nhìn trẻ rất đáng yêu vì trẻ đã nặng hơn gấp đôi so với lúc mới sinh. Đồng thời đây là thời điểm trẻ thể hiện giọng của mình: lúc thì thỏ thẻ, lúc thì ríu rít và có khi cười nắc nẻ. Cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ thường xuyên và nên cho trẻ nằm chơi dưới sàn nhà để trẻ được tự do vận động mà vẫn an toàn.
Trẻ đã biết phản ứng khi ai đó gọi tên mình, thích phun phì phèo nước miếng cả ngày, và có thể uống nước bằng bình. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để cha mẹ cho bé vào xe đẩy và cùng trẻ đi dạo phố, chơi công viên.
Học bò và học bốc thức ăn là 2 kỹ năng quan trọng mà trẻ sẽ phải thực hành trong giai đoạn này. Ngoài ra, trẻ cũng học thêm các kỹ năng xã hội và cảm xúc như: nhận ra giọng nói quen thuộc của cha mẹ.
Lăn, lê, bò, trườn là những hành động mà cha mẹ thường thấy ở trẻ 8 tháng tuổi. Trẻ hiếu động vô cùng và không bao giờ chịu ngồi yên 1 chỗ. Tuy nhiên, điều đáng mừng là những hoạt động ăn ngủ của trẻ lại bắt đầu đi vào nề nếp.
9 tháng tuổi, trẻ đã có thể nhận ra được mình trong gương, biết vẫy tay chào, biết thả tay cho đồ vật rơi. Bên cạnh đó, trẻ cũng bắt đầu tập đứng dậy và học cách giữ thăng bằng. Do đó, cha mẹ nên quan sát và theo sát trẻ cẩn thận để tránh trường hợp trẻ bị ngã đập đầu.
Bám các đồ vật để đứng lên và đi men khắp nhà, thích gõ các đồ vật vào với nhau để gây ra tiếng động hoặc nói những âm thanh tựa như 'mama', 'dada' là những cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn 10 tháng tuổi. Ngoài ra, cha mẹ cũng đã có thể tập cho trẻ uống nước bằng ly trong thời điểm này.
Cân nặng của trẻ đã tăng lên gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Đôi tay đã rất thuần thục trong việc cầm nhặt đồ chơi, còn kỹ năng bò thì đã đạt 'tuyệt đỉnh'.
Thời điểm này thì các kỹ năng vận động thô của trẻ gần như hoàn thiện, cũng như trẻ đã biết bộc lộ cảm xúc. Trẻ có thể tự cởi mũ và vớ chân, tay. Trẻ biết từ chối những thứ mình không thích, biết chia sẻ đồ chơi với người khác nhưng đòi lại ngay lập tức. Sẽ có những trẻ đã biết đi, nhưng cũng sẽ có trẻ chưa biết đi, vì vậy cha mẹ đừng lo lắng khi con mình 1 tuổi mà vẫn chưa đi được nhé.
Dẫu biết rằng mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau và những cột mốc phát triển của trẻ chỉ mang tính chất tương đối. Thế nhưng, cha mẹ hãy căn cứ vào đó làm cơ sở để tham khảo, cũng như theo dõi xem con mình phát triển có tốt không, có vấn đề gì không, đồng thời chuẩn bị tinh thần 'đón tiếp' những điều kỳ diệu sẽ đến trong những tháng kế tiếp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh