KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THÁNG 05 NĂM 2023

I. Công tác tổ chức, chỉ đạo mạng lưới:

- Triển khai định hướng Truyền thông, giáo dục sức khỏe tháng 05, năm 2023 đến T2G khoa, phòng (chú ý nội dung phòng, chống dịch bệnh và An toàn thực phẩm).

- Tham gia thực hiện tin, bài về các hoạt động có liên quan đến truyền thông, giáo dục sức khỏe, y đức, gương người tốt việc tốt.

- Thường xuyên đăng tin, bài hoạt động nổi bật trên trang thông tin điện tử.

- Thường xuyên cập nhật góc truyền thông, giáo dục sức khỏe đủ 4T (thông tin, thông báo, thư tín, thư giãn) và sử dụng tài liệu truyền thông có hiệu quả.

- Phân phối các tài liệu đến mạng lưới truyền thông viên.

II. Nội dung hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe trọng tâm:

1. Truyền thông chính sách trong lĩnh vực y tế:

- Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/9/2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Công văn số 2765/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 23/7/2021 về việc thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ và tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về COVID-19 trên mạng; Công văn số 548/UBND-VX của UBND TP.HCM ngày 22/02/2022 về hướng dẫn kiểm soát dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục; Công văn số 1655/SYT-NVY của Sở Y tế ngày 11/03/2022 về việc Triển khai các giải pháp giảm tải thủ tục hành chánh cho người F0 tại các Trạm y tế phường, xã, thị trấn; Quyết định 1303/QĐ-BCĐ ngày 21/4/2022 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCMvề Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với các hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM; Công văn 947/VSDTTƯ-TCQG ngày 25/4/2022 của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương về việc ban hành Tài liệu Hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi;Quyết định số 1294/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 19/5/2022 về việc Ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025; Quyết định số 2122/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 01/8/2022 về việc ban hành hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn;Kế hoạch số 2689/KH-UBND của Ủy ban nhân dân TP.HCM ngày 03/8/2022 về Triển khai thực hiện chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn thành phố; Quyết định số 2265/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 22/8/2022 về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ”; Quyết định số 2447/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 06/9/2022 về việc ban hành “Hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng”;Công văn số 8730/SYT-NVY của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh ngày 07 tháng 12 năm 2022 về việc tập trung triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh Cúm gia cầm; Công văn số 1277/SYT-NVY của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 02 năm 2023 về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm A (H5N1); Công văn số 1218/UBND-VX ngày 31 tháng 3 năm 2023 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Mác-bớc; Công văn số 1547/UBND-VX của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 04 năm 2023 về việc bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

  • Tiếp tục tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Khám chữa bệnh. Quyết định số 2151/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; Truyền thông, giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phản ánh kịp thời các gương người tốt, việc tốt, các đơn vị có những thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Nội dung truyền thông cần tập trung:

  • Tất cả các khoa, phòng:

- Tiếp tục truyền thông phòng, chống dịch bệnh COVID-19: Truyền thông tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4); Truyền thông về thông điệp mới của Bộ Y tế (Thông điệp 2K + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân). Đặc biệt, truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm nguy cơ cao.

- Truyền thông phòng, chống các bệnh truyền nhiễm như Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Sởi, Rubella, Thủy đậu, Quai bị,cúm A/H5N1, Marburg...;

  • Khoa Nhi:

- Tăng cường công tác công tác truyền thông cho phụ huynh hiểu rõ việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi 5 đến dưới 18 tuổi là biện pháp bảo vệ để trẻ an toàn hơn giữa đại dịch. Trong đó, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm đủ 02 mũi và trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ mũi cơ bản và mũi nhắc lại.

- Truyền thông về lợi ích của tiêm chủng mở rộng và vận động người dân cho trẻ đi tiêm đủ số mũi.

  • Ban phòng chống tác hại thuốc lá:

 - Tăng cường truyền thông thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

 - Truyền thông về tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử trong trường học.

3. Truyền thông hưởng ứng các ngày sức khỏe trong tháng:

  • Nội dung:

- Ngày Hen thế giới - World asthma day (02/05/2023)

- Ngày vệ sinh tay thế giới - World Hand Hygiene Day(05/05/2023)

- Ngày Thalassemia thế giới – World Thalassemia Day (08/05/2023)

- Ngày Thế giới phòng, chống Tăng huyết áp - World Hypertension day (17/05/2023)

- Ngày Thế giới không thuốc lá - World No Tobacco Day (31/05/2023)

- Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (20/04 – 20/05/2023)

  • Băng ron tuyên truyền:

- Phòng Hành chính Quản trị in và treo băng ron tuyên truyền, in poster truyền thông.

III. Phương pháp truyền thông:

- Tập trung thực hiện chiếu các thông điệp truyền thông, spot ... trên các màn hình của bệnh viện, nói chuyện sức khỏe (sinh hoạt CLB bệnh nhân), tư vấn sức khỏe qua khám bệnh, hộp thư điện tử, điện thoại, trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội như Fanpage; Youtube; Zalo...

Trên đây là công tác TT-GDSK tháng 05 năm 2023. Đề nghị lãnh đạo các khoa phòng quan tâm chỉ đạo thực hiện./.

 

return to top