Nguyên nhân gây nhiệt miệng có phải do mì ăn liền không?

Nội dung

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, theo quan điểm dân gian là do bị nóng trong hoặc ăn đồ nóng quá nhiều. Tuy nhiên, theo y học hiện đại cho đến nay chưa được xác định nguyên nhân chính xác. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Anh, có nhiều yếu tố được cho là có liên quan đến sự phát triển của vết loét, bao gồm:

- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu

- Dị ứng với thực phẩm như cà phê, sô cô la, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi

- Căng thẳng (Stress)

- Virus và vi khuẩn

- Thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt)

- Tổn thương miệng

- Dinh dưỡng không hợp lý/ kém

Vậy nếu theo quan điểm dân gian thì mì ăn liền có được coi là nguyên nhân gây ra biểu hiện nhiệt miệng của nóng trong hay không?

Thực ra, theo Đông y tính nóng lạnh/nhiệt-hàn của thực phẩm chỉ là tính tương đối vì còn phụ thuộc vào cơ thể hàn-nhiệt mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Vì thế với một số người thể nhiệt thì ăn nhiều những thực phẩm được cho là nóng sẽ có những biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, nổi mụn, nổi mẩn, ngứa, nhiệt miệng. Nhưng có những người mang thể hàn thì chưa chắc ăn đồ nóng sẽ có biểu hiện trên. Vậy giải pháp cho tình thế trên là như thế nào?

Cân bằng hàn – nhiệt đúng cách sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, có thể chống chọi lại mọi bệnh tật, và là đích đến quan trong nhất trong quan điểm y học cổ truyền Trung Quốc. 

 

Trong chế biến thức ăn, có thể điều hòa hàn – nhiệt theo 2 hướng chính sau:

- Phối hợp những thức ăn mát với những thức ăn nóng: Ví dụ kho cá (cá sống dưới nước) với thịt (súc vật sống trên cạn) thịt hay cá xào hoặc nấu canh với rau, củ.

- Trong một thức ăn, nên tận dụng hết mọi phần ăn được. Ví dụ, rau thì dùng cả thân, lá, rễ, hoa (Mướp dùng trái, hoa, lá non; khoai lang ăn cả củ lẫn lá...).

- Tốt nhất, nên có chế độ ăn uống đa dạng, nhiều loại thực phẩm, để đảm bảo có đầy đủ cả thực phẩm hàn – nhiệt trong chế độ ăn và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Vậy khi nhiệt miệng có được ăn mì ăn liền không? Theo như lý luận của y học cổ truyền, bạn vẫn có thể ăn mì ăn liền khi bị nhiệt miệng nhưng nên đi kèm những lưu ý sau:

  • Ăn kèm với rau ăn lá để cân bằng dinh dưỡng

  • Không nên ăn loại quá cay

  • Thay đổi bữa để đảm bảo đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau

Tổng kết: Có thể nói thực phẩm hàn – nhiệt vẫn mang một tính chất tương đối, và không hẳn thực phẩm nhiệt sẽ gây nhiệt khi sử dụng nên cũng đừng quá suy xét khi bạn bị nóng. Điều quan trọng nhất vẫn nằm ở việc cân bằng dinh dưỡng, kết hợp các thực phẩm với nhau một cách hợp lý chính là cách xóa tan những nghi ngờ về thực phẩm gây nóng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top