Những ai nên ăn ớt chuông? Và ai không nên ăn ớt chuông?

Vitamin A trong ớt chuông

Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), ớt chuông đỏ cung cấp 117 microgram retinol bằng với 13% hàm lượng vitamin A.

Vitamin A của ớt cam và ớt đỏ có chứa beta carotene, chúng có dạng vitamin A. Beta carotene là hóa chất giúp ớt chuông có màu cam và đỏ.

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, sinh sản, giúp các tế bào liên lạc với nhau, tăng trưởng tế bào, hoạt động của cơ quan. Các chất beta carotene cũng được tìm thấy ở trong cải chân vịt và khoai lang.

 

Các vitamin và khoáng chất khác

Ớt chuông có các chất như:

Vitamin B6 là chất bổ sung hệ thần kinh trung ương và hỗ trợ cho việc trao đổi chất.

Folate còn được gọi là vitamin B9. Chất này giúp chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng và nó giúp tế bào tăng trưởng và phát triển.

Vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp mạch máu chúng ta luôn được lành mạnh.

Chất xơ của ớt chuông giúp ruột và tim luôn khỏe mạnh. Chất xơ giúp ruột hoạt động tốt và giảm nồng độ cholesterol lipoprotein xuống mức thấp.

 

Chống oxy hóa

Ớt chuông giàu chất chống oxy hóa, trong đó có chất flavonoid (chất giúp chống các hợp chất oxy hóa gây tổn hại cơ thể).

Ớt chuông có các chất chống oxyy hóa như quercetin, letolin, capsaicinoids, vitamin C, beta carotene, lycopene.

Chúng cũng có thể ngăn ngừa các bệnh như ung thư, tiểu đường, đực thủy tinh thể, bệnh tim, bệnh alzheimer và bệnh parkinson.

Chất flavonoid của ớt chuông bảo vệ tế bào não bằng cách ngăn ngừa các chất béo gây oxy hóa của tế bào đó.

 

Bảo vệ thị lực

Chất Zeaxanthin và lutein là chất carotenoid giúp bảo vệ thị lực.

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy ớt chuông cam có hàm lượng zeaxanthin. Ớt chuông vàng có hàm lượng lutein cao.

 

Chống viêm khớp

Theo Hiệp hội Viêm khớp, ớt chuông có thể giảm nguy cơ viêm khớp và các tình trạng viêm khác. Chúng ta tránh bị viêm khớp nhờ chất beta cryptoxanthin và nhiều vitamin C.

Beta cryptoxanthin là chất carotenoid thường xuất hiện ở ớt chuông đỏ và cam. Ăn nhiều chất này có thể giảm tình trạng viêm khớp dạng thấp.

Hàm lượng vitamin C của ớt chuông sẽ bảo vệ xương và tế bào sụn của chúng ta. Nữ ăn ít hơn 75mg vitamin C và nam ăn ít hơn 90 mg này sẽ bị bệnh xương khớp. Uống một nửa ly rau củ sẽ giúp chúng ta có đầy đủ chất.

 

Rủi ro khi ăn ớt chuông

Một số người gặp tác hại khi ăn ớt chuông.

Dị ứng ớt chuông

Một số người có thể bị dị ứng với ớt chuông. Dị ứng ớt chuông là do phản ứng với mùi của rau củ và phấn hoa.

Nếu mọi người nghĩ mình bị dị ứng với ớt chuông, họ nên gặp bác sĩ để xét nghiệm da có bị dị ứng hay không.

Dị ứng với rau nightshade

Ớt chuông thuộc về loại rau nightshade, là nhóm rau có chứa solanin. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn giúp cải thiện các triệu chứng một số bệnh. Rau nightshade gồm: cà chua, ớt chuông, ớt đỏ, cà tím, khoai tây.

Một số người có thể nhầm lẫn dị ứng với khó hấp thu. Khi cơ thể khó hấp thu, người đó gặp vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn. Khi bị dị ứng, người đó có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn chẳng hạn như khó thở hay phát ban.

Theo Hiệp hội Viêm khớp, vẫn chưa có bằng chứng khẳng định rau nightshade gây viêm.

Một nghiên cứu nhỏ vào năm 2017 chú trọng đến ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng không có rau nightshade, ngũ cốc, rau sống và đồ uống có cồn đối với nhóm người bị viêm ruột.

Nghiên cứu này chú trọng đến 18 người trưởng thành bị viêm ruột nhẹ đến nặng. Sau ba tuần, nhó người tham gia đã giảm mạnh triệu chứng. Tuy nhiên, chúng ta khó khẳng định không ăn rau nightshades và các chất dinh dưỡng khác có cải thiện sức khỏe chúng ta hay không.

Đối với nhóm người muốn biết rau nightshade có làm các triệu chứng viêm trầm trọng hơn hay không, họ ngừng ăn rau này trong vòng vài tuần, sau đó, họ có thể ăn lại rau này và theo dõi các thay đổi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top