Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi và có tác dụng phụ là tổn thương gan nếu sử dụng quá liều. Theo một bài viết xuất bản trên Tạp chí Gan mật World Journal of Hepatology, ngộ độc gan do thuốc (DILI) là nguyên nhân phổ biến gây ra tổn thương gan cấp và paracetamol là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngộ độc gan do thuốc.
Acetylcysteine (hay còn được gọi là N-acetylcysteine hoặc NAC) là một loại thuốc được sử dụng để trị ho và cũng có thể được sử dụng để giải độc Paracetamol.
Cả 2 loại này thường được phối hợp điều trị giảm sốt, giảm ho cho bệnh nhân.
Khi Paracetamol được chuyển hóa trong cơ thể, nó tạo thành một chất gọi là N-acetyl-p-benzoquinoneimine (NAPQI), một chất độc hại cho gan. Thường thì một lượng nhỏ NAPQI này được chuyển hóa an toàn thành các chất không độc khác bằng quá trình liên kết với glutathione, một chất tự nhiên có mặt trong cơ thể.
Tuy nhiên, khi sử dụng Paracetamol ở liều cao, lượng NAPQI được tạo ra có thể vượt quá khả năng của cơ thể do không đủ glutathione gắn kết. Lúc này NAPQI sẽ tích tụ và gây tổn thương gan
.
Acetylcysteine là một dạng tổng hợp của amino acid cysteine, và nó được biết đến với khả năng tăng cường sản xuất glutathione. Khi acetylcysteine được dùng kết hợp với Paracetamol, nó cung cấp cysteine cho cơ thể, giúp tăng cường sản xuất glutathione và giảm thiểu sự tổn thương gan do NAPQI gây ra. Điều này giúp giảm nguy cơ viêm gan và suy giảm chức năng gan do Paracetamol gây ra.
Do đó, việc kết hợp sử dụng acetylcysteine và Paracetamol hoàn toàn không đối kháng nhau mà trong nhiều trường hợp phối hợp này còn có thể giảm nguy cơ tổn thương gan khi sử dụng Paracetamol ở liều cao.
Về cơ chế, bản chất Paracetamol không phải là chất gây độc gan trực tiếp