✴️ Thuốc giảm đau hoạt động như thế nào?

1. Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau không Opioid

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac làm suy yếu và giảm mức độ của các chất trung gian hóa học (prostaglandin) được tạo ra trong quá trình viêm, làm giảm các triệu chứng đau, sưng và đỏ.

Cơ chế của chúng là ức chế enzym cyclo-oxygenase (COX 2), chất không thể thiếu trong quá trình tổng hợp prostaglandin. Trong quá trình nhiễm trùng, tác động của prostaglandin lên vùng dưới đồi dẫn đến nhiệt độ cơ thể cao hơn. NSAID làm suy yếu quá trình sản xuất prostaglandin khiến nhiệt độ giảm về mức bình thường.

NSAID không chỉ ức chế sản xuất prostaglandin tại chỗ mà còn trên khắp cơ thể, gây ra các phản ứng phụ ở các mô / hệ thống khác của cơ thể như trên đường tiêu hóa, được giải thích là do NSAIDs can thiệp vào vai trò cân bằng nội môi bình thường của prostaglandin (trung gian bởi enzyme COX 1) trong việc duy trì niêm mạc dạ dày và điều hòa axit dạ dày. Ngoài ra, các tác dụng phụ của thuốc giảm đau nhóm này ảnh hưởng đến tiêu hóa có thể bao gồm khó tiêu, buồn nôn và nôn, tiêu chảy và có thể dẫn đến loét dạ dày và chảy máu. Các tác dụng phụ khác bao gồm phát ban, nhạy cảm với ánh sáng, co thắt phế quản, chóng mặt và đái ra máu.

Chính vì vậy, NSAID phải được sử dụng thận trọng cho người cao tuổi và những người mắc bệnh tiểu đường, hen suyễn và suy giảm chức năng thận hoặc tim. NSAID là chống chỉ định cho những người có tiền sử phản ứng có hại trước đó, tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc rối loạn đông máu và những người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc một loại thuốc NSAID khác.

 

2. Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol còn được gọi là acetaminophen. Mặc dù đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi nhất nhưng cơ chế hoạt động chính xác của paracetamol tương đối ít được hiểu rõ.

Một số giả thiết về paracetamol được cho là hoạt động trên COX 3, một loại COX được phát hiện gần đây có trong não và tủy sống. Paracetamol chủ yếu có tác dụng chống nhiệt (làm giảm mức độ prostaglandin ở vùng dưới đồi) và giảm đau; không can thiệp vào COX 2 và không ảnh hưởng đến các thành phần khác của chứng viêm (sưng và đỏ).

Vì paracetamol không có tác dụng với COX 1 ở liều điều trị nên có ít tác dụng phụ. Liều điều trị tối đa khuyến cáo hàng ngày của paracetamol cho người lớn là 4g (viên nén 8 x 500mg). Paracetamol gây độc cho gan chỉ khi sử dụng gấp 2-3 lần liều điều trị, gây viêm gan cấp và hoại tử tế bào gan.

 

3. Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau Aspirin

Aspirin còn được gọi là axit acetylsalicylic. Thromboxanes là chất trung gian gây viêm có nguồn gốc từ tiểu cầu gây co mạch và kết tập các tiểu cầu dẫn đến đông máu. Aspirin ức chế sản xuất các enzyme COX 2, cũng cần thiết cho việc sản xuất thromboxan, ức chế sự kết tập tiểu cầu và cục máu đông, dẫn đến việc sử dụng nó trong điều trị và dự phòng bệnh tim mạch hoặc nhồi máu cơ tim.

 

4. Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau tổng hợp

Thuốc giảm đau tổng hợp được sử dụng trong các trường hợp đau nhẹ đến trung bình mà không đáp ứng với thuốc giảm đau ban đầu.

Đây là sự kết hợp của từ hai loại thuốc giảm đau trong một viên thuốc, thường bao gồm codeine (một loại thuốc phiện cơ chế tác động yếu) và aspirin hoặc paracetamol. Các ví dụ của thuốc giảm đau phối hợp như:

  • Co-codamol và co-dydramol chứa codeine và paracetamol trong các công thức khác nhau (8/500, 10/500, 15/500, 30/500) trong đó số đầu tiên đề cập đến lượng codeine và số thứ hai chỉ paracetamol.
  • Co-codaprin là sự kết hợp của codein phosphat (8mg) với aspirin (400mg).
  • Tramacet chứa liều thấp (37,5mg) tramadol opioid mạnh kết hợp với liều giảm của paracetamol (325mg).

Thuốc giảm đau phối hợp có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với NSAID (chẳng hạn như ibuprofen). NSAID, paracetamol và opioid giảm đau thông qua các cơ chế khác nhau, do đó, sử dụng cùng nhau có thể cải thiện hiệu quả giảm đau.

Cần lưu ý là thuốc giảm đau tổng hợp có chứa codeine có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn, táo bón và buồn ngủ, đặc biệt đối với những người cần lái xe hoặc vận hành máy móc như một phần công việc hàng ngày của họ.

 

5. Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau opioid

Thuốc giảm đau opioid là thuốc giảm đau loại mạnh, được chỉ định trong các cơn đau với mức độ dữ dội.

Thuốc có nguồn gốc từ morphin (hoặc các chất tương tự tổng hợp), là thuốc giảm đau mạnh nhất và hiệu quả nhất hiện có. Chúng có cấu trúc phân tử tương tự như opioid nội sinh (β-endorphine, dynorphin và enkephalins) và tạo ra tác dụng tương tự.

Thuốc giảm đau opioid hoạt động trong hệ thần kinh trung ương bằng cách liên kết với các thụ thể opioid ở màng trước và sau khớp thần kinh, ngăn chặn sự truyền dẫn truyền thần kinh qua khớp thần kinh, ngăn chặn hoặc làm giảm cảm giác đau.

Thuốc opioid bao gồm morphin, oxycodone, codeine, tramadol, buprenorphine, fentanyl và diamorphine (heroin). Ở những người bị đau mãn tính, thuốc opioid có thể được dùng bằng đường uống (dưới dạng viên nang, viên nén hoặc chất lỏng) hoặc qua miếng dán (thẩm thấu qua da). Với cả hai đường, các chế phẩm giải phóng chậm thường được sử dụng để giảm thiểu dao động trong việc giảm đau và giảm số lượng viên cần sử dụng.

Các thụ thể opioid có trong các mô khắp cơ thể và sự tương tác của thuốc với các thụ thể này là nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ liên quan đến thuốc opioid. Trên đường tiêu hóa, thuốc gây ra buồn nôn và nôn mửa, do giảm nhu động ruột, táo bón. Opioid cũng làm giảm độ nhạy của các trung tâm hô hấp ở thân não với CO2 dẫn đến ức chế hô hấp.

Các tác dụng khác bao gồm buồn ngủ và chóng mặt và sử dụng kéo dài có thể dẫn đến thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục, vô sinh và trầm cảm. Ngoài ra, vô tình dùng quá liều thuốc giảm đau opioid là một nguy cơ đáng kể; thuốc naloxone được sử dụng để đảo ngược tác dụng của opioid và được sử dụng như chất hóa giải để điều trị quá liều chất gây nghiện. Để tránh các triệu chứng cai nghiện, thuốc opioid nên được giảm từ từ dưới sự hướng dẫn y tế và không ngừng đột ngột.

Việc sử dụng opioid để giảm đau mãn tính không do ung thư còn đang tranh cãi với các cơn đau rất dữ dội. Lúc này, việc sử dụng giảm đau là để cho phép cá nhân tham gia vào quá trình phục hồi chức năng để hồi phục chức năng và tối đa hóa chất lượng cuộc sống. Sử dụng opioid kéo dài có thể dẫn đến tình trạng dung nạp (khi cần phải tăng liều thuốc để tạo ra tác dụng giảm đau tương tự), phụ thuộc tâm lý và đôi khi gây nghiện và lạm dụng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top