Ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung ngày càng phổ biến, đặc biệt ở những nước không có chương trình tầm soát, ước tính có khoảng 530000 trường hợp mới mắc và 275000 trường hợp tử vong mỗi năm. Ước tính năm 2010 có 5.664 ca mới mắc và hơn 3.000 ca tử vong do ung thư CTC; năm 2020 khoảng 4.132 ca mắc mới, với hơn 2.223 trường hợp tử vong.
Theo GLOBOCAN (Global cancer observatory) 2020 (một dự án của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC), tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung ở Việt Nam năm 2020 là 6,6 trên 100.000 phụ nữ, chiếm 2,3 % tỷ lệ ung thư chung. Tỷ lệ tử vong là 3,4 trên 100.000 người.
Carcinôm tế bào gai (SCC) là kiểu mô học phổ biến nhất, chiếm khoảng 80 đến 90%, còn lại 10 đến 20% ung thư cổ tử cung là carcinôm tuyến.
Cổ tử cung (CTC) là phần dưới của tử cung, lộ vào trong âm đạo. Cổ tử cung dài 2,5 đến 3cm ở phụ nữ chưa sinh đẻ. Cổ tử cung chếch ra sau và xuống dưới.
Mô học CTC chia thành: cổ ngoài và cổ trong
Cổ ngoài cổ tử cung: được bao phủ bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa.
Cổ trong cổ tử cung: được lót bởi các tế bào trụ cao với một lớp tế bào biểu mô chế nhầy gồm các tế bào cao, sáng với nhân hình bầu dục, thường ở vị trí đáy. Dưới tác nhận của hóc môn nội tiết, vị trí nhân có thể thay đổi [11].
Vùng chuyển tiếp:
Vùng tiếp giáp giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ gọi là vùng chuyển tiếp (transformation zone). Phía dưới vùng chuyển tiếp có những tế bào dự trữ, có khả năng tăng sinh và biệt hóa thành biểu mô lát tầng hoặc biệt hóa thành biểu mô trụ.
Thời kỳ hoạt động sinh dục thì ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ ở vị trí bình thường (lỗ ngoài cổ tử cung).Thời kỳ mãn kinh ranh giới đó lại chui sâu vào ống cổ tử cung và niêm mạc ngoài teo đét lại.
Carcinôm |
Carcinôm tế bào gai |
Carcinôm tế bào gai liên quan với HPV Carcinôm tế bào gai không liên quan HPV Carcinôm tế bào gai NOS |
Carcinôm tuyến |
Carcinôm tuyến tại chỗ, liên quan HPV Carcinôm tuyến liên quan HPV
+ Tuýp nhầy NOS + Tuýp ruột + Tuýp tế bào nhẫn + Tuýp chế nhầy phân tầng Carcinôm tuyến tại chỗ không liên quan HPV
Carcinôm tuyến không liên quan HPV
Carcinôm tuyến không liên quan HPV NOS
|
|
U biểu mô khác |
Carcinôm tuyến gai và Carcinôm nhầy bì Carcinôm đáy dạng tuyến Carcinôm, không phân loại |
|
U hỗn hợp trung biểu mô |
Adenosarcoma Carcinosarcoma |
|
U tế bào mầm |
U tế bào mầm NOS |
U quái trưởng thành Bọc biểu bì U túi noãn hoàn Carcinôm nguyên bào nuôi |
Bảng 1. Phân loại ung thư cổ tử cung theo WHO 2020
Các phân nhóm chính của carcinôm cổ tử cung là carcinôm tế bào gai, carcinôm tuyến (với nhiều phân nhóm nhỏ khác nhau), carcinôm tuyến gai và các khối u thần kinh nội tiết (NET)
Carcinôm tế bào gai không sừng hóa bao gồm các tế bào gai hình đa diện sắp xếp thành đám, có cầu nối gian bào hoặc tế bào sừng hóa riêng lẻ, nhưng không có cầu sừng. Carcinôm tế bào gai sừng hóa đặc trưng bởi sự hiện diện của cầu sừng, tế bào u hình đa diện, cầu nối gian bào.
Hình 2. Carcinôm tế bào gai dạng nhú,carcinôm tế bào gai sừng hóa, không sừng hóa
(từ trái sang phải).
Carcinôm tế bào gai dạng đáy gồm các đám tế bào gai dạng đáy chưa trưởng thành, bào tương ít, giống với các tế bào thường thấy trong tổn thương nội biểu mô độ cao (HSIL). Carcinôm tế bào gai dạng mụn cơm lồi lên trên bề mặt và những thay đổi tế bào giống như rỗng bào (koilocyte). Carcinôm tế bào gai dạng nhú cho thấy sự phát triển của các trục liên kết mạch máu, được lót bởi nhiều lớp tế bào biểu mô không điển hình biệt hóa gai.
Hình 3. Carcinôm tế bào gai dạng đáy (bên trái), dạng sần (bên phải)
Carcinôm tuyến tại chỗ: biểu mô thường không có chất nhày nội bào và có thể giống biểu mô nội mạc tử cung. Các tuyến tân sinh nằm ở vị trí bình thường không lan ra ngoài các khe bình thường sâu nhất. Nhân dài, đa hình, tăng sắc và nằm đáy tế bào, tân sản tuyến có thể làm tổn thương bề mặt nhưng chỉ có một lớp duy nhất.
Hình 4. Carcinôm tuyến tại chỗ
Tuýp thông thường: Tuýp này chiếm 75% tất cả các loại carcinôm tuyến cổ trong cổ tử cung. Các tế bào chế tiết nhầy chỉ chiếm 0-50% khối u. Cấu trúc nhú (bao gồm cả tế bào nhung mao) và vi nhú có thể thấy, giống carcinôm tuyến thanh dịch về mặt cấu trúc nhưng khác về mặt tế bào học.
Tuýp nhầy: Tuýp này chiếm khoảng 10% tất cả các loại carcinôm tuyến cổ trong cổ tử cung. Các tế bào chế tiết nhầy chiếm hơn 50%, thường kèm ít thành phần của carcinôm tuyến thông thường. Tuýp này được chia thành các biến thể sau:
+ Carcinôm tuyến NOS dạng nhầy: bào tương chế tiết nhầy giống tế bào tuyến cổ trong, nhuộm màu tím nhạt trên HE.
+ Carcinôm tuyến dạng ruột: các tế bào biệt hóa hình đài và / hoặc tế bào nội tiết ruột chiếm trên 50% của khối u.
+ Carcinôm tuyến dạng tế bào nhẫn: các tế bào kém kết dính hình tròn, với không bào nhầy đẩy lệch nhân, chiếm trên 50% khối u
Hình 1.1. Carcinôm tuyến tuýp ruột, tuýp tế bào nhẫn, tuýp chế tiết nhầy phân tầng (từ trái sang phải)
Carcinôm tuyến chế tiết chất nhầy phân tầng: thường liên quan đến tổn thương trong biểu mô chế tiết chất nhầy phân tầng lân cận, bao gồm các đám tế bào biểu mô phân tầng xâm nhập với chất nhầy trong bào tương; hầu hết ở mức biệt hóa vừa hoặc kém.
Carcinôm tuyến tuýp dạ dày: được định nghĩa là u chứa các tế bào biệt hóa dạng dạ dày với bào tương nhiều, sáng, ái toan, đường bờ tế bào rõ, tỷ lệ nhân trên bào tương thấp và các nhân nằm đáy.
Carcinôm tuyến tuýp tế bào sáng: Loại u này hiếm gặp ở cổ tử cung, gồm chủ yếu các tế bào sáng hay đầu đinh to sắp xếp thành kiểu đặc, nang ống nhỏ hay nhú hoặc kết hợp cả ba
Carcinôm tuyến tuýp trung thận: Carcinôm tuyến tuýp trung thận rất hiếm gặp, chiếm <1% trong các loại carcinôm tuyến cổ tử cung.
Carcinôm tuyến, tuýp dạng nội mạc tử cung: Đây là một khối u nguyên phát rất hiếm của cổ tử cung được cho là phát sinh trong quá trình lạc nội mạc tử cung, chiếm <1% các carcinôm cổ tử cung.
Carcinôm tuyến NOS: Là những khối u kém biệt hóa với cấu trúc chủ yếu là phần đặc, nhân không điển hình rõ, lượng chất nhầy trong bào tương rất ít.
Việc áp dụng hệ thống phân loại theo WHO 2020 cho phép các nhà Giải phẫu bệnh đánh giá chính xác và hỗ trợ chẩn đoán ung thư cổ tử cung, và định hướng phát triển điều trị theo đúng hướng sinh bệnh học và kết hợp ứng dụng sinh học phân tử trong tương lai.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh