Khác biệt giữa ký nháy, ký tắt, ký chính thức và màu mực của chữ ký?

Nội dung

1. Điểm khác biệt giữa chữ ký nháy, chữ ký tắt, chữ ký chính thức?

1.1. Chữ ký nháy/chữ ký tắt

Ký nháy (hay còn gọi là ký tắt) là việc người được phân công phụ trách có trách nhiệm xem xét nội dung văn bản, đảm bảo nội dung của văn bản là đúng trước khi trình cho người có thẩm quyền ký ban hành chính thức.

Ví dụ: Giám đốc của công ty giao cho Trưởng Phòng pháp chế soạn thảo Quy chế thưởng cho nhân viên đạt thành tích tốt trong công việc để trình Giám đốc ký ban hành chính thức. Trong trường hợp này, khi soạn thảo Quy chế thưởng cho nhân viên đạt thành tích tốt trong công việc thì Trưởng Phòng pháp chế phải ký nháy vào Quy chế thưởng này trước khi trình cho Giám đốc ký ban hành Quy chế chính thức.

Chữ ký nháy có giá trị tham khảo, để người có thẩm quyền tin tưởng nội dung của văn bản đó đã đúng để ký ban hành văn bản chính thức.

 

1.2. Ký chính thức

Ký chính thức là việc người có thẩm quyền ký vào văn bản, việc ký chính thức sẽ làm văn bản đó có giá trị pháp lý.

Như ở ví dụ nêu trên, trường hợp Giám đốc của công ty chưa ký vào Quy chế thưởng cho nhân viên đạt thành tích tốt trong công việc (dù đã có Trưởng Phòng pháp chế ký nháy) thì Quy chế thưởng này chưa có giá trị pháp lý.

1.3. Trách nhiệm của người ký nháy, ký chính thức

Người ký nháy phải chịu trách nhiệm đối với người ký chính thức (trong trường hợp văn bản có sai sót); người ký chính thức phải chịu trách nhiệm chính về việc sai sót của văn bản trước công ty/cơ quan/tổ chức và pháp luật.

2. Màu mực của chữ ký

Căn cứ khoản 6 Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.

return to top