✅ Các tình trạng gây phát ban vùng mặt

Phát ban vùng mặt là tình trạng khá thường gặp, phát ban ở mặt phản ánh nhiều tình trạng, bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số tình trạng/bệnh lý gây phát ban ở vùng mặt.

Vùng mặt: Trợt loét/ đóng mài

Herpes simplex

  • Chùm mụn nước đơn dạng hoặc những sẩn đóng mài;
  • Thường tái phát khu trú ở cùng một vị trí;
  • Bệnh phẩm: Herpes simplex.

Herpes zoster

  • Vết loét cấp tính vùng da dọc dây thần kinh;
  • Cơn đau có trước khi phát ban;
  • Hồng ban có thể xuất hiện trước các mụn nước;
  • Bệnh phẩm: Herpes zoster.

Bệnh chốc lở

  • Mảng lan rộng bất thường;
  • Đóng mài màu vàng như mật ong;
  • Bệnh phẩm: Vi khuẩn Staphylococcus aureus +/- Streptococcus pyogenes.

Phát ban khô hoặc có vảy

Viêm da tiết bã

  • Thường ảnh hưởng tới vùng da đầu, vùng sau tai, và tai;
  • Đường viền chân tóc, lông mày, vùng giữa má, nếp mũi môi, nếp dưới cằm;
  • Viêm bờ mi có vảy;
  • Vảy màu trắng hoặc vàng nhạt không rõ ràng, có thể thay đổi.
  • Có thể có miếng hồng ban hay mảng gồ lên mỏng;
  • Viêm nang lông hay dày sừng nang lông.

Bệnh vảy nến

  • Mi mắt, vùng thái dương, vùng da trước và sau vành tai và/hoặc ví trí viêm da tiết bã;
  • Cũng thường ảnh hưởng vùng da đầu, tai, khuỷu tay, đầu gối, móng tay;
  • Dễ phân biệt với mảng hồng ban;
  • Vảy màu trắng;
  • Dai dẳng hơn viêm da tiết bã.

Chàm dị ứng

  • Thường ảnh hưởng đến các nếp gấp da: vùng sau vành tai, nếp gấp khuỷu tay và đầu gối;
  • Viêm da đối xứng ở mi mắt, vùng da quanh miệng;
  • Ngứa dữ dội;
  • Đợt bùng phát cấp tính: phù nề, hồng ban, đóng vảy, nứt nẻ;
  • Bán cấp tính: Khô da, sang thương màu hồng;
  • Mạn tính: khô da, lichen hóa (da bị dày sừng, đóng vảy), nếp gấp Dennie Morgan (2 nếp nhăn vùng mi dưới).

Chàm tiếp xúc

  • Biểu hiện cấp tính, tái phát/ngắt quãng hoặc mạn tính;
  • Viêm da bất thường, biến đổi, một bên hoặc không đối xứng;
  • Đường viền rõ rang nếu là viêm da kích ứng do tiếp xúc;
  • Test áp bì (xét nghiệm dị ứng bằng một miếng dán) dương tính nếu dị ứng tiếp xúc.

Viêm da cảm quang

  • Các vùng tiếp xúc ánh sáng ở mặt, tay, ngực, chân;
  • Ít gặp dưới tóc, mi mắt, các nếp nhăn;
  • Những đợt bùng phát sau khi tiếp xúc ánh nắng ngoài trời;
  • Có thể do thuốc.

Hắc lào ở mặt

  • Vết loét không đối xứng;
  • Thường gặp dạng hình vòng với trung tâm lành;
  • Đường viền có vảy;
  • Cấy nấm dương tính.

Hắc lào ở mặt

Dày sừng quang hóa

  • Nằm ở những vị trí tiếp xúc ánh nắng như thái dương, trán, mũi, gò má, góc hàm, môi trên, phần môi đỏ phía dưới;
  • Các sẩn, dát, mảng có vảy mềm, kéo dài dai dẳng.

Lupus ban đỏ của da

Lupus ban đỏ dạng đĩa

  • Mũi, má, tai, môi, da đầu;
  • Mảng có giới hạn kèm viêm nang lông, có vảy;
  • Sắc tố sau viêm, sẹo teo;
  • CBC, ANA, ENA thường bình thường;

Lupus tumidus/ Thâm nhiễm tế bào lympho Jessner

  • Má, thân trên;
  • Bề mặt nhẵn cho đến các mảng da ban đỏ.

Phát ban nang-mụn mủ

Mụn

  • Thường khởi phát ở tuổi dậy thì;
  • Thường xuyên xuất hiện, đối xứng ở trán, cằm, 2 bên mặt, mũi;
  • Tổn thương viêm hỗn hợp và không viêm;
  • Sẩn, mụn mủ, cục, mụn thịt.

Viêm da quanh miệng

  • Thường gặp ở phụ nữ trưởng thành sử dụng kem dưỡng da mặt, thường là corticosteroid;
  • Thường gặp, bất đối xứng đầu tiên ở vùng quanh miệng, sau đó lan ra các vị trí quanh mũi và quanh mắt;
  • Ít khi lan rộng 1cm vùng da xung quanh môi đỏ;
  • Chùm sẩn hồng ban và mụn mủ trên các mảng ban đỏ, bề mặt bong tróc;
  • Có thể xảy ra ở trẻ em.

Chứng đỏ mặt

  • Phổ biến nhất ở người lớn tuổi trung niên;
  • Vùng giữa mặt: má + mũi, cằm và trán;
  • Ban đỏ, ửng đỏ, nang, mụn mủ, giãn tĩnh mạch nổi rõ trên da;
  • Bệnh mũi sư tử gây phì đại mũi ở một số bệnh nhân;
  • Da nhạy cảm;
  • Tổn thương có thể lan tới môi.

Viêm nang lông do lông mọc ngược

  • Phát bạn vùng hay cạo râu;
  • Viêm nang lông, mụn mủ, râu mọc ngược.

Ban đỏ vùng mặt

Ban đỏ thường khó thấy ở da sậm màu

Viêm da cơ

  • Mí mắt có màu tím – có thể sưng;
  • Tình trạng đốm da Poikiloderma ở thân mình và các chi;
  • Sần Gottron ở ngón tay;
  • Có thể có yếu cơ.

Ửng đỏ

  • Đỏ mặt liên tục khi nóng, xấu hổ  hay khi ăn một số loại thức ăn;
  • Thường có xu hướng bị suốt đời;
  • Tổng trạng khỏe;
  • Liên quan đến chứng đỏ mặt.

Cháy nắng

  • Vị trí tiếp xúc ánh nắng;
  • Ở mí mặt, nếp nhăn trán, dưới cằm.

Lupus ban đỏ hệ thống

  • Ban đỏ hình cánh bướm;
  • Các triệu chứng hệ thống: mệt mỏi, hôn mê, đau khớp ko kèm sưng;
  • Kiểm tra CBC, ANA, ENA.

Lupus ban đỏ hệ thống

Giãn tĩnh mạch

  • Có thể kèm theo ửng đỏ;
  • Giãn mạch;
  • Nhiều loại khác nhau.

Dát/ mảng nâu vùng mặt

Sắc tố thấy rõ hơn ở da sẫm màu

Đồi mồi

  • Vị trí tiếp xúc ánh nắng mặt trời;
  • Tàn nhang từ nhỏ đến lớn;
  • Các vết hoặc mảng mỏng màu nâu phẳng hoặc hơi có vảy có giới hạn rõ ràng.

Hồng ban rối loạn sắc tố dai dẳng

  • Sự đổi màu xám nâu;
  • Phân bố ở bất kỳ đâu;
  • Đường viền rõ ràng, đôi khi có màu đỏ lúc đầu.

Nám da

  • Thường gặp ở phụ nữ trưởng thành;
  • Có dạng trung tâm, lệch tâm hoặc thuộc hàm dưới;
  • Ít gặp ở mí mắt, hiếm gặp dưới ngành hàm;
  • Sắc tố đối xứng với bờ giới hạn không đều, lởm chởm.

Sắc tố sau viêm

  • Xuất hiện trước bệnh chàm, bệnh vảy nến, mụn trứng cá,v.v;
  • Phân bố tùy thuộc vào nguyên nhân.

Dát/ mảng trắng hoặc màu nhạt

Dát giảm sắc tố dạng chấm

  • Thường thấy ở các chi.

Bệnh vảy phấn trắng

  • Gặp ở trẻ nhỏ;
  • Ở má;
  • Giảm sắc tố, màu sáng.

Giảm sắc tố sau viêm

  • Xuất hiện trước bệnh chàm, vảy nến, mụn trứng cá,v.v;
  • Phân bố tùy thuộc vào nguyên nhân.

 Bệnh bạch biến

  • Thường gặp ở vùng quanh mắt, quanh miệng;
  • Bề mặt mịn, có màu trắng.

Các sang thương của da

U hạt vùng mặt

  • Người lớn tuổi trung niên;
  • Mảng hoặc các mảng đơn độc dày, mịn, màu nâu tím.

Sarcoidosis (Bệnh u hạt)

  • Mảng thâm nhiễm màu vàng nâu đến màu hoa cà;
  • Có thể xuất hiện trong vết sẹo sẵn có;
  • Lupus cước ( Lupus pernio) ảnh hưởng đến mũi và tai.

Tăng sản bã nhờn

  • Hầu hết trên 40 tuổi;
  • Trán, thái dương;
  • Các sẩn màu vàng với vết lõm dạng nang trung tâm.

Mụn Solar comedones

  • Bệnh nhân lớn tuổi hút thuốc lá, có tổn thương do ánh nắng mặt trời;
  • Quanh mắt, gò má, mũi, cổ;
  • Thường đối xứng.

Ung thư biểu mô tế bào đáy

  • Sẩn, nốt hoặc mảng lớn dần, có tính phá hủy;
  • Vết trợt, loét và chảy máu sớm.

Ung thư biểu mô tế bào vảy

  • Nốt sần lan rộng đóng mài hoặc có vảy nhẹ.

Khối u phần phụ

  • Nhiều loại và hội chứng;
  • Nguồn gốc nang hoặc nội tiết.

Bệnh hạt kê

  • Vùng quanh mắt hoặc gò má;
  • Sẩn nhỏ có bề ngoài săn chắc;
  • Hơi vàng với lõm trung tâm.

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. 

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

return to top