Viêm da vùng tã lót là phát ban biểu hiện ở vùng da mặc tã, còn được gọi là chứng hăm tã.
Hăm tã thường có nguyên nhân do tình trạng ẩm ướt và cọ xát. Nước tiểu và phân sẽ làm tăng tình trạng kích ứng, và lưu ý rằng những sản phẩm làm sạch quá nhiều thỉnh thoảng cũng làm da bị tổn thương nhiều hơn. Khi da vùng mặc tã bị kích ứng thì vi khuẩn và vi nấm sẽ xâm nhập và da sẽ bị viêm đỏ nhiều hơn.
Trong vài trường hợp mà vùng da đó đang có kèm theo một bệnh lí da khác (ví dụ như bệnh vẩy nến vùng nếp kẽ), bệnh nền sẵn đó có thể sẽ nặng nề hơn hoặc bị khởi phát do tình trạng hăm tã.
Hăm tã là tình trạng khá phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên bất kì ai sử dụng tã lót đều có nguy cơ bị hăm tã. Khoảng ½ trẻ sơ sinh sẽ bị hăm tã trong 1-2 năm đầu đời và phổ biến nhất trong khoảng 9-12 tháng tuổi.
Hăm tã thường bị ở những trẻ đi tiêu phân thường xuyên hay tiêu chảy. Khi trẻ sử dụng kháng sinh hay hay thay đổi chế độ ăn uống sẽ dẫn đến thay đổi nhu động ruột của trẻ.
Khi con bạn bị hăm tã thì bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây. Điều rất quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch điều trị trong ít nhất một hoặc hai tuần, bởi vì chứng hăm tã cần thời gian để chữa lành.
Điều quan trọng là sử dụng loại tã dùng 1 lần, siêu thấm hút và không được mặc tã khi đang bị viêm da vùng tã. Thỉnh thoảng bé con có thể bị dị ứng với thuốc nhuộm màu có trong tã. Nếu con bạn bị viêm đỏ nhiều thì hãy thử chuyển sang dùng loại tã dùng 1 lần, có màu trắng trơn.
Tình trạng ẩm ướt khiến da rất dễ bị bội nhiễm. Trong các trường hợp này, để điều trị hăm tã có thể phải dùng thêm các loại thuốc bôi điều trị nấm như candida, vi khuẩn như tụ cầu hoặc liên cầu. Nếu bác sĩ kê đơn để điều trị hăm tã thì bạn nên thoa trực tiếp lên da sau khi đã làm sạch nhẹ nhàng.
Chỉ sử dụng thuốc bôi thường xuyên khi bác sĩ yêu cầu. Chúng thường cần được thoa lại 2 hoặc 3 lần một ngày. Nếu bạn cần dùng một loại kem có chứa steroid (ví dụ như hydrocortisone) thì bạn không nên sử dụng nó quá số lần mà bác sĩ đề nghị. Loại kem này thường chỉ dùng trong 1 đến 2 tuần.
Bôi kem bảo vệ (chứa oxit kẽm hoặc dầu khoáng), bôi phủ lên trên kem thuốc. Kem bảo vệ có thể sử dụng nhiều lần trong ngày. Hãy bôi một lớp dày kem chống hăm để phân và nước tiểu không thể tiếp xúc với da con bạn.
Khi bạn thay tã, nếu kem tã vẫn còn và không bị phân làm bẩn, bạn không cần phải lau sạch tất cả. Đơn giản chỉ cần thoa thêm kem lên trên. Khi kem bị bẩn bởi phân, bạn có thể lau sạch nó một bằng miếng bông gòn đã tẩm dầu khoáng, sau đó làm sạch nhẹ nhàng bằng miếng vải mềm và nước ấm.
Kem chống hăm tã nên được thoa lớp dày lên da sau mỗi lần thay tã.
Tốt nhất không nên dùng loại khăn lau đóng gói sẵn khi con bạn đang bị hăm tã. Thay vào đó, nên dùng khăn trắng, mềm thấm nước ấm để làm sạch một cách nhẹ nhàng. Khi tã chỉ chứa nước tiểu, chỉ cần vỗ nhẹ để làm khô da và bôi lại kem bảo vệ. Điều rất quan trọng là không cọ rửa vùng mặc tã.
Hiếm khi viêm da vùng tã lót trở nên quá trầm trọng. Nếu chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ có thể tự lành. Nên đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu có những dấu hiệu sau:
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.