✴️ QT lấy bệnh phẩm dịch PQ qua ống NKQ, mở KQ bằng ống hút thường để làm XN vi sinh ở BN thở máy

ĐỊNH NGHĨA:

Là kỹ thuật đưa ống hút đờm có nối với bộ cấy đờm vô trùng, hút dịch tiết trong lòng ống nội khí quản, mở khí quản với mục đích: lấy dịch tiết làm xét nghiệm chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học.

 

CHỈ ĐỊNH:

Người bệnh thở máy qua nội khí quản, mở khí quản có yêu cầu làm xét nghiệm dịch phế quản.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Trong trường hợp người bệnh đang suy hô hấp, cần hỗ trợ hô hấp để người bệnh ổn định trước sau đó mới tiến hành lấy xét nghiệm.

Bệnh nhân đang bị phù phổi cấp, Chảy máu phổi.

 

CHUẨN BỊ:

Người thực hiện:

2 điều dưỡng 

Chuẩn bị người bệnh:

Thông báo, giải thích cho người bệnh và gia đình ( nếu cần ) về thủ thuật sắp làm và mục đích của việc lấy đờm để làm xét nghiệm.

Với người bệnh tỉnh, hướng dẫn người bệnh ho, thở sâu, vỗ rung cho người bệnh ( nếu cần ).

Với người bệnh hôn mê vỗ rung 3 tư thế cho người bệnh trước ( nếu cần )

Phương tiện:

Máy hút áp lực âm:

Người lớn từ -80 đến -120 mmHg

Trẻ lớn từ -60 đến -80 mmHg

Ống hút đờm vô khuẩn:

Người lớn cỡ 12 đến 18

Trẻ lớn cỡ 8 đến 10

Bộ cấy đờm có lọ đựng đờm vô khuẩn. Lọ đựng đờm,

Găng vô khuẩn, găng tay sạch, săng vô khuẩn, dây hút, bơm kim tiêm 10ml. mũ, khẩu trang.

Dung dịch sát khuẩn Betadin, dung dịch Nacl 0,9% hoặc NaHCO3 1,4%.

2 chai nước tráng dây hút có pha Betadin.

Xô đựng dung dịch khử khuẩn có pha Hexanios, xà phòng Savondoux, dung dịch sát khuẩn tay nhanh Aniosgel.

Chuẩn bị hồ sơ bệnh án.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

Kiểm tra phiếu xét nghiệm.

Kiểm tra người bệnh. Thực hiện vỗ rung cho người bệnh (nếu cần) Đặt người bệnh tư thế thích hợp.

Điều dưỡng  rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước,đội mũ, đeo khẩu trang.

Điều dưỡng 1 mang dụng cụ đã chuẩn bị đến bên giường bệnh. tăng Oxy 100% trong 3 phút.Bật máy, kiểm tra hệ thống hút, điều chỉnh áp lực phù hợp.

Điều dưỡng 2 đi găng vô khuẩn. Điều dưỡng 1 đi găng tay sạch dùng gạc vô khuẩn tẩm betadine sát khuẩn quanh vị trí tiếp nối giữa nội khí quản và sâu máy thở.  Điều dưỡng 2 trải săng vô khuẩn lên trên ngực của bệnh nhân.

Điều dưỡng 1 giúp điều dưỡng 2 lấy sonde hút đờm, lấy bộ cấy đờm vô khuẩn. Điều dưỡng 2 nối sonde hút đờm với bộ cấy đờm vô khuẩn. Điều dưỡng 1 giúp điều đưỡng 2 nối 1 nhánh của bộ cấy đờm với dây, chú ý (mở khóa van ống hút).

Kiểm tra lại mạch, SpO2 của người bệnh, đảm bảo SpO2 trên 90%, người bệnh hợp tác hoặc người bệnh dùng an thần nằm im không kích thích. Điều dưỡng 1 tháo găng tay sạch sát khuẩn tay nhanh bằng Aniosgel đi găng tay vô khuẩn tháo sâu thở và ống nội khí quản hoặc mở khí quản, để đầu sâu thở hoặc dây máy thở lên 1 săng vô khuẩn.

Điều dưỡng 2 cầm sonde hút vô khuẩn luồn nhẹ nhàng vào NKQ hoặcMKQ đưa sonde  đến khi có cảm giác vướng không đưa được nữa hoặc ngập sonde hút, phải rút ống ra 1 cm. Và bịt van hút đồng thời tay cầm sonde hút nhẹ nhàng vê sonde và rút ra từ từ, vừa rút vừa hút dich phế quản. Giữ ống lâu hơn ở những vị trí nhiều dịch. (chú ý: khi đưa sonde hút vào không được bịt van hút, thời gian bịt van hút không quá 15 giây.). kết thúc chu trình hút điều dưỡng 2 rút sonde hút ra. Điều dưỡng 1 lắp lại máy thở cho bệnh nhân. Lặp lại chu trình hút nếu chưa đủ dịch làm xét nghiệm và tình trạng bệnh nhân cho phép.

Nếu không có dịch thì bơm 2 nước muối NaCL 0,9% vô khuẩn vào ống nội, mở khí quản.sau đó lắp lại máy thở cho bệnh nhân sau đó mới tiến hành hút.

Có thể khí dung nước muối NaCL 0,9% hoặc 3% cho bệnh nhân trước khí tiến hành lấy dịch làm xét nghiệm.

Khi đã lấy đủ dịch phế quản làm xét nghiệm điều dưỡng 1 giúp điều dưỡng 2 tháo dây hút ra khỏi bộ cấy đờm, tháo sonde hút ngâm ống vào dung dịch khử. đậy nắp lọ cấy. Gửi ngay đến phòng xét nghiệm trong vòng 30 phút.

Điều dưỡng 2 tráng dây hút tháo ống hút, khuẩn thu dọn dụng cụ. tháo găng  sát khuẩn tay nhanh tăng oxy 100% cho bệnh nhân nằm lại tư thế thích hợp.

Điều dưỡng rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước. 

Ghi phiếu chăm sóc.

Chú ý: Đảm bảo Oxy cho  bệnh nhân trong suốt quá trình trước, trong và sau hút cho người bệnh .

 

THEO DÕI:

Theo dõi sát người bệnh trước, trong và sau khi hút:

Tình trạng oxy: SpO2, màu sắc da hồng, nhợt hay tím.

Nhịp thở: thở nhanh, chậm, chống máy không ?

Tình trạng máy thở trước và sau hút, báo động trên máy thở, áp lực đường thở.

Theo dõi huyết động: nhịp tim và huyết áp.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN:

Khi hút không đảm bảo vô khuẩn làm nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài vào làm sai kết quả 

Khi hút không đúng kỹ thuật, dễ xảy ra các tai biến:

Thiếu oxy: SpO2 giảm.

Tổn thương niêm mạc khí phế quản, chảy máu.

Loạn nhịp tim, ngừng tim, tăng huyết áp, hạ huyết áp.

Co thắt thanh quản.

Tăng áp lực nội sọ.

Với người bệnh có biểu hiện suy hô hấp: SpO2 giảm dưới 90%, mạch tăng, bệnh nhân thở nhanh, vã mồ hôi → Ngừng hút, nắp dây máy thở cho người bệnh, cho thở oxy 100%, đo huyết áp và báo ngay bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top