✅ Chí da đầu: chẩn đoán và điều trị

Nội dung

Thông tin về chí da đầu

Chí da đầu, Pediculus humanus capitis, là một loại ký sinh trùng nhỏ, không có cánh, hút chất dinh dưỡng từ máu người, gây viêm da đầu. Côn trùng này dài 2–3 mm, dẹt, màu xám và có thể chuyển sang màu đỏ sau khi hút máu. Chí bám vào sợi tóc nhờ 3 cặp càng có móng vuốt và di chuyển nhanh giữa các sợi tóc. Chí trưởng thành có thể tồn tại trên da đầu khoảng 1 tháng và trong vòng 48 giờ sau khi rời khỏi da đầu.

Trứng chí có màu nâu và khó thấy, nhưng sau 8 ngày, trứng nở có màu trắng và dễ thấy hơn.

Đối tượng nào dễ bị chí da đầu?

Chí da đầu có thể ảnh hưởng mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em 4–14 tuổi.

Yếu tố nguy cơ gồm:

  • Giới tính nữ;
  • Gia đình có nhiều trẻ em;
  • Dùng chung vật dụng như giường, quần áo và lược chải đầu.

Chí không thể nhảy hay bay nhưng có thể bò dọc sợi tóc khi tiếp xúc trực tiếp da đầu với da đầu bị nhiễm.

chí da đầu

Biểu hiện của chí da đầu như thế nào?

Chí đa đầu thường gây triệu chứng ngứa và kích ứng da đầu sau vài tuần nhiễm. Chí và trứng chí được tìm thấy dễ nhất ở vùng gáy và sau tai. Trứng chí thường có màu nâu sậm. Trứng đã nở màu trắng hoặc trong suốt, không có khả năng lây truyền. Kiểm tra khi tóc ướt và dùng lược chải chí sẽ giúp dễ dàng tìm thấy hoặc loại bỏ chí hơn.

Điều trị chí da đầu như thế nào?

Điều trị chủ yếu gồm phương pháp chính là thuốc diệt chí, có thể phối hợp các phương pháp vật lý để loại bỏ chí. Thuốc dạng lotion, dung dịch hoặc kem được khuyến cáo sử dụng hơn dạng dầu gội vì hiệu quả cao hơn. Thuốc diệt chí được thoa trực tiếp lên da đầu, thường điều trị 2 đợt, cách nhau 7 – 10 ngày.

Các phương pháp hỗ trợ giúp loại bỏ trứng chí và chí phối hợp với thuốc diệt chí gồm sử dụng lược chải chí khi tóc ướt. Đây là phương pháp hiệu quả nhất giúp loại bỏ chí và trứng chí. Điều trị đồng thời cho tất cả thành viên trong gia đình.

Kết luận

Chí da đầu là một trong những bệnh có thể gặp ở trẻ nhỏ và khả năng lây truyền cao khi tiếp xúc trực tiếp da đầu-da đầu. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp thì sẽ loại bỏ hoàn toàn được chí da đầu. Ngăn ngừa lây nhiễm chí ở trẻ em khó thực hiện, nhưng có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như không dùng chung nón, lược hoặc khăn.

 

ThS. BS. Phạm Quốc Thảo Trang 

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  
  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương
return to top