Nấm ngoài da là một dạng nhiễm nấm do một loại nấm tên là Tinea gây ra, đây là loại nấm có khả năng lây nhiễm rất mạnh. Ai cũng có thể nhiễm nấm ngoài da, mặc dù vậy, một vài người lại dễ bị lây nhiễm hơn những người khác, ví dụ như những người bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.
Các triệu chứng của nhiễm nấm ngoài da bao gồm một mảng sang thương hình tròn, đỏ và có dạng vảy ở trên da hay móng tay, móng chân. Nấm vùng bẹn hay nấm bàn chân là các dạng thường gặp của nhiễm nấm ngoài da.
Mặc dù có nhiều loại thuốc để điều trị nhiễm nấm ngoài da, các liệu pháp tự nhiên cũng rất hiệu quả trong việc điều trị.
Hãy tiếp tục đọc để khám phá thêm 11 liệu pháp tự nhiên để điều trị các loại nhiễm nấm, ví dụ như nhiễm nấm ngoài da:
Tỏi thường được dùng để điều trị các loại nhiễm trùng. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào kiểm tra về tác dụng của tỏi trong điều trị nhiễm nấm ngoài da, tỏi đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị các loại nấm khác bao gồm Candida, Torulopsis, Tryichophyton, và Cryptococcus.
Tỏi trong điều trị được nghiền nhuyễn và trộn đều với dầu olive hay dầu dừa thành một hỗn hợp. Thoa một lớp mỏng của hỗn hợp này lên vùng da bệnh và phủ lại với một miếng gạc. Giữ nguyên vùng được thoa trong vòng 2 giờ trước khi rửa sạch. Lặp lại 2 lần mỗi ngày cho đến khi sang thương biến mất.
Nếu như hỗn hợp tỏi gây ngứa, sưng, hay đỏ, rửa sạch ngay và không thoa lại.
Để ngăn ngừa nấm lây lan sang các vùng cơ thể khác, nên giữ da càng sạch càng tốt. Để làm việc này thì nên rửa sạch vùng da nhiễm nấm với xà phòng và nước ấm 1-2 lần mỗi ngày. Nên đảm bảo làm khô da kỹ càng vì nấm sinh sôi nhanh chóng trong môi trường ẩm ướt.
Luôn luôn làm sạch da bằng cách này trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc tự làm tại nhà được liệt kê dưới đây. Trước khi thoa các loại thuốc sau lên sang thương thì nên thử bôi một ít lên vùng da lành để đảm bảo rằng da không bị dị ứng hay quá mẫn cảm với thuốc.
Giấm táo có các đặc tính kháng nấm chống lại được Candida, một loại nhiễm nấm khác. Để điều trị nhiễm nấm ngoài da bằng giấm táo, thấm ướt một miếng gạc bông trong dung dịch giấm không pha loãng và lau lên vùng da bệnh. Lặp lại 3 lần mỗi ngày.
Nha đam có chứa 6 tác nhân kháng khuẩn mà theo các nghiên cứu thì, có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và kháng virus.
Thoa gel được chế biến từ cây nha đam lên các sang thương nhiễm nấm ngoài da từ 3-4 lần mỗi ngày. Gel này cũng có tác dụng làm mát, do đó nó có thể làm giảm ngứa và sưng ngoài da.
Một vài acid béo ở trong dầu dừa có thể diệt được các tế bào nấm bằng cách phá hủy màng tế bào của chúng.
Một vài nghiên cứu gợi ý rằng dầu dừa có thể làm một thuốc trị hiệu quả dành cho những người bị nhiễm trùng da ở mức độ từ nhẹ đến vừa. Thoa dầu dừa lên sang thương 3 lần mỗi ngày để điều trị nhiễm trùng da do nấm.
Một vài bằng chứng chưa được xác nhận cho rằng chiết xuất hạt bưởi chùm có thể điều trị nhiễm nấm. Những người ủng hộ giả thuyết này khuyên dùng một giọt chiết xuất hạt bưởi chùm trộn đều với một muỗng canh nước và thoa lên da 2 lần mỗi ngày để điều trị nhiễm nấm ngoài da.
Nghệ là một gia vị thông dụng có tính chất kháng viêm. Một thành phần của nghệ là chất curcumin, chất này được cho là thành phần mang lại các đặc tính tốt cho sức khỏe của nghệ. Đã có nhiều nghiên cứu về các khả năng kháng vi si vật mạnh mẽ của gia vị này.
Dùng nghệ ở trong trà hay thêm nó vào bữa ăn để tận dụng được các lợi ích của nó. Để dùng ngoài da, trộn đều bột nghệ với một lượng ít nước hay dầu dừa cho đến khi hỗn hợp kẹo lại và sau đó thoa lên da, để khô trước khi lau sạch.
Nghệ có thể làm vàng vùng da sử dụng nhưng nó sẽ phai dần trong vòng vài ngày.
Là một loại thảo dược được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, cam thảo có tính chất kháng vi rút, kháng vi sinh vật và kháng viêm.
Nó cũng được sử dụng như là một loại thuốc để trị nhiễm nấm ngoài da và một vài nhiễm nấm khác. Để được tác dụng tốt nhất, hòa tan 3 muống bột rễ cam thảo vào một cốc nước.
Người Úc bản địa đã sử dụng dầu của cây trà như là một phương thuốc điều trị các nhiễm trùng, nhiễm nấm ngoài da trông suốt gần 1 thế kỷ. Ngày nay, dầu cây trà rất thông dụng và hiệu quả trong việc điều trị nhiễm nấm ngoài da.
Những người không có da nhạy cảm thì có thể thoa dầu cây trà trực tiếp lên vùng da bệnh mà không cần pha loãng.
Dầu rau kinh giới được chiết xuất từ rau kinh giới dại (Origanum vulgare), có chứa chất kháng nấm mạnh, thymol và carvacrol.
Một vài nghiên cứu cho thấy dầu rau kinh giới có thể ngăn cản sự phát triển của nấm Candida albicans. Luôn luôn pha loãng dầu rau kinh giới với một dung môi dầu trước khi sử dụng. Thoa dầu lên vùng sang thương tối đa 3 lần mỗi ngày.
Hầu hết dầu rau kinh giới trên thị trường chứa kinh giới thường (Origanum marjoram), không phải rau kinh giới dại.
Tinh dầu sả có tác dụng làm giảm hoạt động của nhiều loại nấm. Pha tinh dầu sả với dung môi dầu, và thoa lên vùng da bệnh 2 lần mỗi ngày bằng bông gòn để trị nhiễm nấm ngoài da.
Nếu các biện pháp áp dụng tại nhà không mang lại hiệu quả, nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.