✅ Hướng dẫn chăm sóc làn da ở trẻ sinh non

Nội dung

Tổng quan

Trẻ sinh non là trẻ được sinh ra trước 37 tuần của thai kỳ, được phân loại chi tiết hơn theo tuổi thai gồm sinh non (32–37 tuần), rất non tháng (28-32 tuần) hoặc cực kỳ non tháng/rất nhẹ cân (dưới 28 tuần và/ hoặc nhỏ hơn 1000g).

Các biến chứng liên quan đến sinh non có thể là do làn da chưa phát triển hoàn chỉnh và dễ bị tổn thương. Chất lượng da của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào tuổi thai khi sinh. Da rất mỏng manh và dễ vỡ ở trẻ sơ sinh cực kỳ non tháng.

Các chức năng của da bao gồm tạo hàng rào chống mất nước và ngăn các chất kích thích, kiểm soát sự hấp thụ các chất, điều hoà nhiệt, điều hòa điện giải, cảm giác xúc giác, bảo vệ khỏi chấn thương cơ học, kiểm soát nhiễm trùng và miễn dịch.

Giải phẫu và phôi thai học của da

Thượng bì phát triển từ một lớp tế bào, sau đó hình thành ba lớp khi thai được 11 tuần và  4–5 lớp sau 23 tuần. Lớp sừng thượng bì bắt đầu phát triển ở tuần thứ 15 và tạo thành một hàng rào chức năng khi thai được 34 tuần. So với trẻ sinh đủ tháng, lớp thượng bì của trẻ sinh non có ít lớp tế bào hơn nên dễ bị tổn thương và mất nhiệt, đồng thời tăng tính thấm đối với các chất ngoại sinh, dịch và điện giải. Lp sừng của trẻ đủ tháng khi mới sinh dày hơn người lớn. Khi mới sinh, pH bề mặt da là trung tính hoặc hơi axit và điều này không bị ảnh hưởng bởi tuổi thai.

So với trẻ sơ sinh đủ tháng và người lớn, lp bì ở trẻ sinh non có ít protein cấu trúc kết nối với thượng bì hơn. Các bó sợi collagen là những sợi đàn hồi nhỏ, thưa thớt và chưa trưởng thành. Điều này khiến trẻ sinh non dễ bị tổn thương da, bao gồm cả những vết thương do băng keo y tế gây ra.

Lớp sáp trắng bao phủ da của thai nhi bắt đầu được tổng hợp từ tuần thứ 28 của thai kỳ. Lớp sáp này là hỗn hợp của nước, lipid và protein.

Chăm sóc da ở trẻ sinh non

Lớp sáp trắng

    • Hỗ trợ trong sự phát triển của lớp sừng
    • Ngăn chặn sự thấm nước từ dịch ối trong tử cung
    • Axit hóa lớp sừng
    • Hỗ trợ trong việc hydrat hóa da.

Lớp sáp này thường không có ở trẻ cực kỳ non tháng và nhẹ cân. Trẻ sinh đủ tháng có ít chất sáp hơn trẻ sinh ở tuần thai 32–37. Nếu chất sáp này hiện diện, nó nên được giữ lại và cho phép hấp thụ tự nhiên vì nó giúp cải thiện quá trình hydrat hóa da, bao gồm các peptide kháng khuẩn hoạt động chống lại mầm bệnh thông thường, có đặc tính chữa lành vết thương và làm giảm độ axit của da.

Hệ vi sinh vật ở trẻ non tháng

Hệ vi sinh đề cập đến các vi sinh vật thường trú trên cơ thể con người.

Trẻ sơ sinh được cho là gần như vô trùng khi mới sinh và  hệ vi sinh vật của chúng hình thành theo thời gian, đạt đến sự trưởng thành khi 2–3 tuổi. Sự phát triển của hệ vi sinh vật ở trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi phương pháp sinh (sinh thường hoặc sinh mổ) và việc trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức.

Trẻ sinh cực non có mật độ vi sinh vật thấp hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Chủng Staphylococcus và Escherichia chiếm ưu thế trên da, phản ánh môi trường của trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non có nguy cơ nằm viện kéo dài, thở máy và can thiệp xâm lấn, nguy cơ dùng kháng sinh và các loại thuốc khác, đồng thời tiếp xúc da kề da với mẹ bị hạn chế, tất cả những điều này sẽ làm thay đổi sự hình thành và phát triển của hệ vi sinh vật.

Quấn trẻ

Khăn quấn không thấm nước cần cho trẻ để giảm mất nhiệt trong những phút đầu tiên khi sinh non. Sau đó có thể sử dụng khăn quấn bán thấm trong vài ngày đến vài tuần để giảm mất nước và điện giải qua da. Mặc dù băng dính có một số ưu điểm so với băng không dính, nhưng chúng có thể làm bong da và gây kích ứng. Lồng ấp m cũng mang lại lợi ích tương tự.

Đơn vị chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh ( Neonetal intense care unit - NICU)

Trẻ sinh non có thể cần được đưa vào đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) để được chăm sóc do các vấn đề y tế phức tạp của trẻ.

Trẻ sơ sinh nhập NICU cần được chăm sóc hỗ trợ có thể làm tăng nguy cơ tổn thương da. Bao gồm :

    • Thuốc: một loạt các loại thuốc uống, tiêm tĩnh mạch và bôi ngoài da được sử dụng, bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau
    • Thuốc sát khuẩn: chlorhexidine pha loãng (0,2%) thường được coi là an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự xâm nhập và nhiễm trùng xâm lấn sau các thủ thuật
    • Thiết bị theo dõi: điện tâm đồ (ECG), huyết áp, đo nhiệt độ và máy đo oxy máu
    • Chất keo, băng điện cực ECG và băng dính được sử dụng để cố định các thiết bị như ống thông mũi hoặc ống thông tĩnh mạch
    • Liệu pháp oxy (ví dụ: canula, đặt nội khí qun): làm khô màng nhầy và có thể gây áp lực lên vùng da quanh lỗ mũi
    • Thiết bị y tế: ống thông mũi, tiêm truyền
    • Vết thương phẫu thuật.

Da của trẻ sinh non nên được thăm khám tổng thể hàng ngày hoặc thường xuyên hơn nếu cần. Nhân viên trong NICU sử dụng các công cụ như bảng số tình trạng da của trẻ sơ sinh (NSCS) để đánh giá tính toàn vẹn của da.

Các hướng dẫn của NICU về cách tắm, băng dính, chăm sóc thiết bị y tế, liệu pháp điều trị tại chỗ và chăm sóc dây rốn nhằm mục đích giữ cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh, ấm áp và tránh nhiễm trùng. Việc thực hiện thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ tổn thương da.

Da ở trẻ sinh non phát triển tương đương như da của trẻ đủ tháng từ 2 đến 4 tuần tuổi, mặc dù quá trình này có thể lâu hơn ở trẻ sơ sinh nhẹ cân. Mặc dù có sự cải thiện rõ ràng này, nhưng mất nước qua da vẫn còn cao và quá trình trưởng thành hoàn toàn có thể mất 9 tuần hoặc lâu hơn.

Chăm sóc mẹ bồng con

Chăm sóc kiểu Kangaroo (mẹ bồng con) được định nghĩa là sự tiếp xúc da kề da thường xuyên giữa mẹ và trẻ sơ sinh, và cho con bú hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn bằng sữa mẹ. Phương pháp này có thể được cân nhắc áp dụng cho trẻ sinh non khi tình trạng của trẻ đã ổn định. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sinh non có thể giảm, với tỷ lệ nhiễm trùng nặng và hạ thân nhiệt thp hơn, đồng thời thời gian nằm viện ngắn hơn so với chăm sóc trẻ sơ sinh thông thường. Theo báo cáo, tăng trưởng về chiều dài, tăng cân và sự hài lòng của bà mẹ được cải thiện.

Thuốc thoa tại chỗ

Chất làm mềm da giúp tăng cường chức năng hàng rào của da và giúp giảm thiểu sự mất nước qua thượng bì. Ở các nước đang phát triển, người ta đã thấy lợi ích rõ ràng khi trẻ sinh non được mát xa theo cách truyền thống bằng dầu hạt hướng dương hoặc dầu dừa. Tuy nhiên, mát xa bằng dầu hạt mù tạt không được khuyến khích vì nó làm tăng kích ứng da và giảm chức năng rào cản. Chất làm mềm da từ dầu mỏ không được khuyến khích do một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng gia tăng ở trẻ sinh cực non.

Khăn ướt dùng cho trẻ không được cha cồn (không bao gồm cồn benzyl nhẹ) và không chứa nước hoa hoặc chất bảo quản (đặc biệt là methylisothiazolinone) để giảm nguy cơ kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng. Có thể sử dụng khăn khô rồi làm ẩm bằng nước vô trùng, mặc dù điều này thiếu lợi ích axit hóa như một số khăn ướt thương mại.

Dung dịch chlorhexidine pha loãng (0,2%) dường như là một chất khử trùng an toàn, đặc biệt đối với da cc non, vì nó ít gây kích ứng hơn 0,5% chlorhexidine và ít nguy cơ ức chế tuyến giáp hơn so với povidone-iodine.

Tắm trẻ

Tắm trẻ có thể bắt đầu từ 12–24 giờ tuổi tùy thuộc vào tuổi thai và có thể lặp lại ít nhất 4 ngày một lần mà không làm tăng sự xâm nhập của vi khuẩn trên da hoặc nguy cơ nhiễm trùng da.

Tắm bồn sử dụng kỹ thuật ngâm trẻ đã được bọc trong khăn quấn mỗi 4 ngày dường như có tác dụng hữu ích khi nhiệt độ không ổn định.

Tắm bằng bọt biển có thể làm tăng sự mất nhiệt và dẫn đến sốc nhiệt, đặc biệt là ở trẻ sinh non. Có thể sử dụng nước thường với các chất có độ pH trung tính hoặc dầu tắm. Trẻ sơ sinh nên được lau khô hoàn toàn sau khi tắm.

Viêm da tã lót

Là một bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng do ẩm ướt. Biểu hiện đặc trưng ở vùng nếp. Trẻ sơ sinh đi tiểu hơn 20 lần mỗi ngày và việc sử dụng kháng sinh trong NICU có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột và kém hấp thu dẫn đến trẻ đi tiêu phân lỏng thường xuyên. Chức năng rào cản chưa trưởng thành của lớp sừng cũng khiến trẻ sinh non dễ bị hăm tã hơn so với trẻ đủ tháng.

Các chiến lược thường xuyên theo dõi, ngăn ngừa và kiểm soát viêm da tã lót ở trẻ sinh non bao gồm:

    • Thay tã thường xuyên
    • Không mặc tã nếu có thể
    • Kiểm tra da trẻ mỗi lần thay tã
    • Làm sạch nhẹ nhàng bằng khăn ướt thay vì vải ẩm
    • Thoa chất làm mềm và dưỡng ẩm

Viêm da tã lót thường sẽ tự giới hạn trong vòng 3 ngày. Nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc nhiễm nấm có thể làm nặng thêm tình trạng hăm tã.

Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da có thể nặng hơn ở trẻ sinh non và biểu hiện bằng nhiều đặc điểm lâm sàng khác nhau, từ ban đỏ đến phát ban mụn mủ và mụn nước. Nhiễm trùng có thể là do:

    • Liên cầu khuẩn
    • Tụ cầu
    • Herpes simplex
    • Nấm Candida.

Sinh non là một yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm trùng do vi khuẩn kháng kháng sinh như S. aureus kháng methicillin (MRSA) ở NICU. Sự lây truyền có thể theo chiều dọc từ người mẹ hoặc theo chiều ngang từ người chăm sóc có tiếp xúc trực tiếp với trẻ sơ sinh. Các vị trí lây nhiễm ban đầu phổ biến nhất là cuống rốn hoặc bên trong mũi, và có thể tiến triển thành nhiễm trùng nặng như hội chứng bỏng da do tụ cầu 4S. Các biện pháp can thiệp được chứng minh là làm giảm nguy cơ nhiễm MRSA trong NICU bao gồm tăng cường rửa tay và sàng lọc/khử khuẩn cho nhân viên và bệnh nhân.

Thương tổn mạch máu

U máu là khối u mạch máu phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và ảnh hưởng đến 30% trẻ sinh non so với 5–10%  ở trẻ sơ sinh nói chung. Mặc dù lành tính với sự thoái lui hoàn toàn, các biến chứng có thể phát sinh ở những thương tổn kích thuớc lớn và thương tổn ở những vị trí quan trọng.

Dị dạng mạch máu bao gồm dị dạng mạch máu mao mạch, Naevus simplex và bớt rượu vang. Naevus simplex rất phổ biến ở tất cả trẻ sơ sinh và dường như không phổ biến hơn ở trẻ sinh non.

Phản ứng thuốc

Trẻ sơ sinh non tháng ở NICU tiếp xúc với nhiều loại thuốc, do đó làm tăng nguy cơ phản ứng bất lợi trên da của thuốc.

 

Nguồn: https://dermnetnz.org/topics/premature-infant-skin-and-care

 

 --Đơn vị Da liễu Thẩm mỹ da BV Nguyễn Tri Phương --

 

 

return to top