Da màu đề cập đến những loại da không phải da trắng, cụ thể nhấn mạnh đến da loại V và VI theo phân loại Fitzpatrick. Da màu đặc trưng bởi sự gia tăng melanin ở lớp thượng bì (một sắc tố màu nâu), các melanosome (các hạt chứa melanin trong tế bào hắc tố) phân bố nhiều hơn, thay đổi đáp ứng của tế bào hắc tố và sự hoạt động quá mức của các nguyên bào sợi.
Vì melanin hấp thụ và phân tán năng lượng truyền từ bức xạ tia cực tím (UVR: ultraviolet radiation), những người da màu ít bị tổn thương thượng bì sau phơi sáng với UVR và có ít dấu hiệu của lão hóa do ánh sáng mặt trời hơn người có da sáng màu hơn.
Tình trạng thay đổi sắc tố sau khi bị chấn thương hoặc viêm (tăng sắc tố sau viêm và giảm sắc tố sau viêm) hầu hết luôn gặp ở người da màu, trong khi đó các thay đổi sắc tố này không phổ biến ở người da trắng.
Melanin có thể hoạt động như một chromophore cạnh tranh (một phân tử mang màu hấp thụ năng lượng truyền đến), từ đó làm tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ sau khi thượng bì bị tổn thương do laser.
Người da màu có tỷ lệ bị sẹo lồi và sẹo phì đại sau chấn thương cao hơn so với người da trắng do các yếu tố di truyền liên quan đến sự tăng hoạt của nguyên bào sợi.
Các chỉ định cho liệu pháp laser tương tự nhau ở các màu da. Tuy nhiên, phụ nữ da màu thường quan tâm điều trị tăng sắc tố và da không đều màu vì đây là các vấn đề thẩm mỹ thường gặp.
Liệu pháp laser cũng có thể được sử dụng để triệt lông cứng, tối màu, gốc chân lông, những loại có thể gây ra một số tình trạng phổ biến ở người da màu như viêm nang lông mọc ngược (pseudofolliculitis barbae), viêm nang lông sẹo lồi (folliculitis keloidalis nuchae), viêm nang lông decalvans (folliculitis decalvans).
Triệt lông bằng laser ở người da màu
Laser an toàn nhất để triệt lông ở người da màu là Nd-YAG laser xung dài (long-pulsed neodymium-doped yttrium aluminium garnet laser)
Việc sử dụng laser Alexandrite (bước sóng 755nm) chưa được nghiên cứu rộng rãi ở người da màu. Một số báo cáo cho thấy laser này gây ra rộp da ở những bệnh nhân da loại V và VI theo phân độ Fitzpatrick.
Sử dụng laser diode (bước sóng 800nm) được báo cáo là hầu hết an toàn với tỷ lệ xảy ra biến chứng thấp, gồm sự xuất hiện mụn nước thoáng qua và biến đổi sắc tố.
Tái tạo bề mặt sẹo mụn
Sẹo mụn có thể được điều trị với laser CO2 bóc tách hoặc laser Er:YAG (erbium-doped yttrium aluminium garnet), nhưng các laser này cần tránh ở lda loại V và VI vì tổn thương nhiệt thường gây ra tăng sắc tố sau viêm.
Laser Nd:YAG không bóc tách có ít tác dụng phụ hơn so với các laser tái tạo bề mặt có bóc tách nhưng vẫn cho kết quả tương đương.
Xóa xăm
Có ít nghiên cứu được báo cáo về xóa xăm ở người da màu. Các hình xăm tôn giáo bằng than màu xanh hoặc đen ở những bệnh nhân người Ethiopia có da loại V và VI có đã được xóa bằng laser Nd:YAG Q-switched. Trong nghiên cứu này, gần một nửa bệnh nhân bị tăng sắc tố nhẹ sau viêm kéo dài từ 2 đến 4 tháng.
Xóa xăm ở người da màu có thể khó và không dự đoán trước được vì các melanin ở lớp thượng bì hấp thu và ngăn chặn năng lượng truyền đến các hạt mực ở lớp bì.
Làm mát
Làm mát được dùng để bảo vệ lớp thượng bì khỏi sự bỏng nhiệt.
Kỹ thuật
Tổn thương thượng bì cần được theo dõi kỹ ở người da màu.
Giáo dục sức khoẻ
Kỳ vọng của bệnh nhân phải thực tế và họ cần được thông báo về nguy cơ xảy ra biến chứng và tác dụng phụ liên quan đến liệu pháp laser.
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.