✴️ Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản cấp

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản cấp

Bệnh viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau khi bị viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Bệnh thường diễn tiến qua hai giai đoạn.

– Giai đoạn đầu kéo dài 3 – 4 ngày (còn gọi là giai đoạn viêm khô), bệnh nhân có các triệu chứng: sốt 38 – 39 độ C, 40 độ C, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức xương khớp, có thể thấy cảm giác nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn về đêm, nghe phổi có ran rít, ran ngáy.

– Giai đoạn 2 thời gian từ  6 – 8 ngày, còn gọi là giai đoạn xuất tiết, các triệu chứng ở giai đoạn đầu giảm, bệnh nhân ho khạc đờm nhầy hoặc đờm mủ.

Tùy từng giai đoạn bệnh mà có triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh

Tùy từng giai đoạn bệnh mà có triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh

Bệnh viêm phế quản cấp thể tái diễn thường kèm theo các yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, hít phải khí độc. Bệnh nhân bị tắc nghẽn phế quản như dị vật đường thở ở trẻ em, ung thư phế quản ở người lớn, các ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng, tai mũi họng, suy tim trái, trào ngược dạ dày-thực quản, hen phế quản, xơ phổi kén, suy giảm miễn dịch.

 

Chẩn đoán viêm phế quản cấp

Ngoài việc căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng, người bệnh có thể được chỉ định làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết như:

– Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng khi có bội nhiễm, hoặc giảm nếu do virus gây bệnh.

– Xét nghiệm đờm: có nhiều xác bạch cầu đa nhân trung tính. Cấy đờm thường có tạp khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh.

– Chụp X-quang phổi có thể thấy rốn phổi đậm.

Viêm phế quản cấp thường diễn biến lành tính. Ở người khoẻ mạnh thường tự khỏi sau 2 tuần điều trị, không để lại di chứng gì. Nhưng ở người nghiện thuốc lá, hay gặp bội nhiễm và ho khạc đờm kéo dài bệnh có thể có các biến chứng: viêm phổi,suy hô hấp. Vì thế cần phát hiện và điều trị ngay khi được chẩn đoán viêm phế quản cấp tính nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Để phòng viêm phế quản cấp cần giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh, tránh hít thở phải bụi bẩn, khói, hơi khí độc. Người bệnh cần tránh các thức ăn hay thuốc gây dị ứng. Bỏ hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với các tác nhân lý, hoá gây độc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top