✅ Mối liên hệ giữa Covid-19 và bệnh trầm cảm

Nội dung

COVID-19 có mối liên hệ như thế nào với bệnh trầm cảm?

Mặc dù các triệu chứng COVID-19 đã khỏi nhưng người bệnh vẫn có cảm giác không hoàn toàn bình thường. Những cơn đau đầu liên tục, mệt mỏi, căng thẳng hoặc cảm giác sợ hãi vẫn hiện diện và khiến bạn khó hoàn thành công việc hàng ngày. Trong khi các nghiên cứu về tác động lâu dài của COVID-19 lên não vẫn đang được tiến hành thì hơn một nửa số người trong mẫu nghiên về cứu hậu COVID 19 ở Hoa Kỳ đã báo cáo về việc xuất hiện triệu chứng trầm cảm vài tháng sau khỏi bệnh, trong số đó những người có triệu chứng COVID nặng hơn thì có khả năng mắc trầm cảm nhiều hơn.

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy những người sau khi khỏi bệnh COVID-19 có xuất hiện chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD,  posttraumatic stress disorder), lo lắng, mất ngủ và các ám ảnh cưỡng chế. Một số nghiên cứu khác cho thấy việc kê đơn thuốc chống trầm cảm, bạo lực và ý định tự sát đã tăng lên kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Những người mắc COVID-19 dường như có nguy cơ cao bị rối loạn sức khỏe tâm thần sau khi phục hồi.

Điều gì gây ra trầm cảm ở những người sống sótsau khi nhiễm COVID-19?

Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng nhiễm COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn theo hai cách chính:

  • Phản ứng miễn dịch của cơ thể bạn chống lại virus.
  • Tâm lý bị căng thẳng khi nhiễm COVID-19

Khi bị nhiễm COVID-19, hệ thống miễn dịch sản xuất  ra các cytokine, chemokine và các chất khác thúc đẩy quá trình viêm. Các chuyên gia đã tìm thấy một loại cytokine cụ thể là các cytoline được tiết ra từ “tế bào T giúp đỡ” ở những bệnh nhân nhiễm COVID-19. Nồng độ các cytokine này dường như cao hơn khi nhiễm bệnh nặng hơn. Nếu cơ thể không kiểm soát đúng cách các cytokine này sẽ dẫn đến các biến chứng:

  • Viêm dây thần kinh
  • Tổn thương hàng rào máu não
  • Sự xâm nhập của tế bào miễn dịch ngoại vi vào hệ thống thần kinh trung ương
  • Suy giảm khả năng dẫn truyền thần kinh
  • Rối loạn chức năng trục hạ đồi-tuyến yên (HPA)
  • Kích hoạt microglia và cảm ứng indoleamine 2,3-dioxygenase (IDO)

Tất cả các tổn thương trên là gốc rễ của các rối loạn tâm thần, trầm cảm. Điều này cho thấy tác động thực sự COVID-19 có thể dẫn đến trầm cảm, ngay cả sau khi đã khỏi bệnh.

Trong một nghiên cứu, các chuyên gia thấy có mối liên hệ giữa chỉ số miễn dịch-mức độ viêm hệ thống (SII) với chứng rối loạn trầm cảm nghiêm trọng. Các yếu tố gây viêm như SII cao hơn ở nam giới và những người ở nằm viện trong thời gian mắc bệnh.

Ngoài ra còn có các yếu tố tâm lý khác có thể khiến bệnh nhân hậu mắc COVID-19 bị trầm cảm. Những người mắc COVID-19 mà không phải nằm viện có mức độ lo lắng và rối loạn giấc ngủ cao hơn sau khi mắc bệnh.Những người nằm viện có mức độ PTSD, trầm cảm, lo âu và các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive) cao hơn.

Tình trạng này xuất phát từ căng thẳng tinh thần và cảm xúc, bao gồm:

  • Cách ly xã hội
  • Tác động tâm lý do ý nghĩ bệnh nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong
  • Lo ngại về việc lây nhiễm cho người khác
  • Sự kỳ thị liên quan đến việc nhiễm COVID-19

Trong các nghiên cứu này cho thấy phụ nữ và những người có chẩn đoán tâm thần trước đó đối mặt với các tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn sau mắc COVID-19. Những người nằm viện cũng có mức độ cô lập trong xã hội cao hơn vì họ không thể tiếp xúc với người khác. Ngoài ra, những người trẻ tuổi cũng bị rối loạn giấc ngủ và trầm cảm cao hơn. Điều này khẳng định thêm các nghiên cứu trước đây đã báo cáo rằng những người trẻ tuổi đối mặt với các tác động tâm lý nặng nề hơn từ COVID-19.

Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu thêm để hiểu mối liên hệ giữa những bệnh nhân hậu COVID-19 và các dấu hiệu sinh học của chứng viêm, rối loạn tâm thần và các triệu chứng bệnh tâm thần.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của đại dịch

Đại dịch đã ảnh hưởng đến tất cả chúng ta theo một cách nào đó với từng người. Có nhiều vấn đề liên quan đến đại dịch có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần :

  • Lo lắng mức độ lan rộng của COVID-19
  • Sợ bị nhiễm bệnh
  • Đau buồn vì mất một người thân yêu hoặc mất mát trong cuộc sống nói chung
  • Xa cách với người thân
  • Mối quan tâm về tài chính (thất nghiệp, an ninh nhà ở)
  • Mất giao tiếp với cộng đồng

Sau các sự kiện đau buồn, trầm cảm có xu hướng đạt đến đỉnh điểm và giảm dần theo thời gian. Nhưng các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau khi bắt đầu đại dịch COVID-19 đã thực sự tăng lên. Những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất với các tác động lâu dài đến sức khỏe tâm thần bao gồm:

  • Những người có thu nhập thấp
  • Người chưa kết hôn
  • Những người phải đối mặt với nhiều yếu tố gây căng thẳng liên quan đến đại dịch

Tại Hoa Kỳ, 32,8% người trưởng thành có các triệu chứng trầm cảm tăng vào năm 2021, so với 27,8% vào những tháng đầu năm 2020 và 8,5% trước đại dịch.

Điều này cho thấy rằng các chuyên gia phải tiếp tục nghiên cứu mối liên hệ giữa đại dịch và sức khỏe tâm thần, bao gồm cả việc virus COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp đến các rối loạn tâm thần như thế nào.

Nếu cảm thấy mình có thể bị trầm cảm hoặc nhận thấy các triệu chứng của các rối loạn sức khỏe tâm thần, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm lý để nhận được giúp đỡ.

 

--  BS Phan Vũ Lam Phương  --

 

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

return to top