✅ Mụn sơ sinh hay phát ban? 5 loại bệnh khác nhau và cách điều trị

Mụn sơ sinh

Mụn sơ sinh thường xuất hiện trong khoảng 2-4 tuần tuổi đầu. Những nốt nhỏ màu đỏ hay trắng nổi lên trên da má, mũi và trán của bé. Nguyên nhân vẫn chưa được tìm ra. Chúng thường sẽ tự biến mất trong vòng 3-4 tháng mà không để lại dấu vết gì.

Để điều trị mụn sơ sinh, bạn đừng nên dùng bất cứ sản phẩm trị mụn nào được bày bán trong cửa hàng mà bạn đang dùng cho chính mình. Các sản phẩm này có thể sẽ làm hại cho làn da nhạy cảm cảm bé.

Chỉ cần cách chăm sóc bình thường tại nhà là đủ để điều trị mụn sơ sinh:

  • Rửa mặt hàng ngày cho bé bằng xà phòng nhẹ.
  • Đừng lau hay nặn các vùng da bị mụn.
  • Tránh sử dụng tinh chất hay sản phẩm dưỡng da mặt có chứa dầu.

Nếu như bạn lo ngại rằng mụn của con bạn khó thể lặn được thì bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc điều trị an toàn cho bé.

Chàm

Chàm là một vấn đề về da gây ra các vùng da đỏ, khô, ngứa và đôi khi cũng đau rát. Tình trạng cũng thường gặp ở trẻ em và xuất hiện trong 6 tháng tuổi đầu. Tình trạng này có thể tiếp diễn hoặc sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn.

Ở trẻ nhỏ hơn hoặc khoảng 6 tháng tuổi, chàm thường hay xuất hiện ở vùng má và trán. Khi trẻ lớn hơn, các sang thương có thể di chuyển xuống khuỷu, đầu gối và các nếp gấp da.

Chàm sẽ xuất hiện khi da bị khô hay khi da tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc gây ngứa, ví dụ như:

  • Lông thú nuôi;
  • Mạt bụi;
  • Chất tẩy rửa;
  • Chất vệ sinh nhà cửa.

Nước bọt cũng có thể gây ra chàm ở xung quanh cằm hay miệng.

Không có biện pháp chữa trị nào cho chàm, nhưng có một số cách để giải quyết các triệu chứng cho bé:

  • Tắm nước ấm cho bé trong khoảng 5-10 phút và sử dụng xà phòng nhẹ;
  • Dùng kem đặc hay thuốc mỡ để dưỡng ẩm cho bé 2 lần mỗi ngày;
  • Sử dụng sản phẩm giặt tẩy quần áo không chứa hương liệu và dành riêng cho da nhạy cảm.

Bác sĩ của con bạn cũng có thể kê đơn các loại thuốc mỡ có chứa steroid để làm giảm phản ứng viêm. Nên nhớ phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mụn thịt

Mụn thịt là những u nhú nhỏ màu trắng nằm ở mũi, cằm, hay má của bé, mà trông chúng có vẻ giống như là mụn. Chúng còn có thể xuất hiện ở tay hoặc chân của bé. Các u nhú nhỏ này được tạo ra từ các mảnh da chết bị mắc kẹt ở gần bề mặt da. Cũng giống như mụn sơ sinh, mụn thịt sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà:

  • Rửa mặt mỗi ngày cho bé bằng xà phòng nhẹ;
  • Không lau hay ngắt mặt vùng da bị ảnh hưởng;
  • Tránh dùng các tinh chất hay sản phẩm chăm sóc da mặt có chứa dầu.

Viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn trông giống như các mảng vảy màu vàng, khô nằm ở trên đầu trẻ. Tình trạng này thường xuất hiện lúc trẻ được 2-3 tháng tuổi. Vùng da xung quanh các mảng này cũng có thể có màu đỏ. Các mảng này cũng có thế xuất hiện ở vùng cổ, tay hay nách của trẻ.

                          viêm da tiết bã nhờn ở trẻ

Tuy viêm da tiết bã nhờn nhìn không được đẹp cho lắm nhưng chúng vô hại. Chúng không gây ngứa như chàm. Thường thì sẽ tự biến mất trong một vài tuần hay một vài tháng mà không cần điều trị.

Có một số việc mà bạn có thể làm tại nhà nhằm kiểm soát được viêm da tiết bã nhờn:

  • Tắm rửa sạch tóc và da đầu của trẻ với dầu gội đầu dịu nhẹ;
  • Chải các vảy ra bằng bàn chải tóc sợi mỏng mềm;
  • Tránh tắm gội tóc quá nhiều do làm như thế sẽ khiến da đầu bị khô;
  • Dùng dầu em bé để làm mềm các mảng vảy để có thể chải chúng ra tốt hơn.

Phát ban nhiệt

Phát ban nhiệt xảy ra khi mồ hôi bị kẹt phía dưới da do lỗ chân lông bị tắc. Chúng thường xuất hiện khi tiếp xúc với thời tiết nóng ẩm. Khi trẻ bị phát ban nhiệt, trẻ sẽ bị nổi những mụn rộp nhỏ, màu đỏ, có chứa dịch. Chúng có thể xuất hiện ở:

  • Cổ;
  • Vai;
  • Ngực;
  • Nách;
  • Rãnh khuỷu;
  • Háng.

Các nốt ban thường sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nên gặp bác sĩ nếu như bé sốt hay các nốt ban:

  • Không biến mất;
  • Trở nên nặng hơn;
  • Bị bội nhiễm.

Để tránh bị shock, nên cho bé mặc quần áo rộng rãi bằng cotton trong những tháng hè nóng bức. Khi trời mát hơn, cũng không nên mặc quá nhiều lớp nếu trẻ bị nóng.

Bớt mông cổ

Bớt Mông Cổ là 1 dạng bớt bẩm sinh, xuất hiện một thời gian ngắn sau khi sinh. Các vết bớt có nhiều kích thước và có màu xanh đen với nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau. Chúng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể bé, nhưng thường thấy ở vùng mông, dưới lưng, hay sau vai.

Các vết bớt thường gặp nhiều nhất ở trẻ châu Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, hay có dòng dõi châu Á. Các vết bớt thì vô hại và phai dần theo năm tháng mà không cần điều trị.

Tiên lượng

Các vấn đề ngoài da kể trên thường vô hại và sẽ tự biến mất mà không cần hoặc chỉ cẩn một ít điều trị. Bạn còn có thể giúp bé tránh bị khó chịu tại vùng da bị tổn thương bằng cách giữ cho móng tay của bé ngắn và mang bao tay cho bé vào ban đêm.

Nếu bạn lo ngại hay có cảm giác rằng bé đang mắc phải một vấn đề nghiêm trọng hơn thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  
  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương
return to top