VIÊM  DA TIẾP XÚC ÁNH SÁNG

Nội dung

Viêm da tiếp xúc ánh sáng là gì?

Viêm da tiếp xúc ánh sáng là một phản ứng viêm da xảy ra khi tia cực tím hoặc ánh sáng nhìn thấy tương tác với một chất phản quang bôi tại chỗ hoặc toàn thân.

Viêm da tiếp xúc ánh sáng có thể được chia thành hai loại:

  • Viêm da tiếp xúc nhiễm độc ánh sáng (PTCD: phototoxic contact dermatitis), còn được gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng ánh sáng.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng (PACD: photoallergic contact dermatitis).

 

Ai bị viêm da tiếp xúc với ánh sáng?

Bất cứ ai, nam hay nữ, đều có thể bị viêm da tiếp xúc ánh sáng.

Tỷ lệ hiện mắc trong quần thểchung:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng ánh sáng (PTCD): 5–6%
  • Viêm da tiếp xúc dịứng ánh sáng (PACD): 2–8%.

Các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp bao gồm làm việc ngoài trời (ví dụ: người làm vườn, nông dân, thợ xây dựng, thợmộc, thợlợp mái nhà và công nhân làm đường) và làm việc với các loại cây có chứa psoralens (ví dụ: công nhân thu hoạch và đóng hộp  cần tây).

Viêm da tiếp xúc ánh sáng cũng có thể xảy ra như một phản ứng khi sử dụng kem chống nắng, nước hoa, thuốc, mỹ phẩm và các chất khác.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ánh sáng

Viêm da tiếp xúc với ánh sáng (PCD) là kết quảcủa sự tương tác của hai yếu tố:

  • Chất phản quang (chất có khả năng gây ra viêm da tiếp xúc ánh sáng), được bôi tại chỗ hoặc theo đường toàn thân trước khi đến da qua hệ tuần hoàn.
  • Tiếp xúc với tia cực tím, chủyếu là bức xạ tia cực tím A (UVA), hoặc ánh sáng khả kiến.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng ánh sáng

Viêm da tiếp xúc kích ứng ánh sáng (PTCD) là một phản ứng không miễn dịch, được cho là kết quảcủa các gốc tự do tạo ra bởi các phản ứng ánh sáng gây hại trực tiếp cho da. Bất cứ ai tiếp xúc với các tác nhân quang hóa và ánh sáng có bước sóng thích hợp đều có thể bị viêm da nhiễm độc quang hóa.

Các tác nhân quang hóa phổ biến bao gồm:

  • Thực vật có chứa furocoumarins (psoralens), ví dụ như trái cây họ cam quýt chanh, quả sung, cỏthi, cần tây, rau ngò tây, rau mùi tây/cỏ bò, đậu và cà rốt
  • Than đá và các sản phẩm của nó
  • Thuốc nhuộm
  • Chất bảo quản gỗ
  • Các loại thuốc như:
  • Tetracycline (doxycycline)
  • Thiazide
  • Thuốc sulfa (ví dụ, sulfonamid, sulfonylurea)
  • Phenothiazin
  • Amiodaron
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng

Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng là một phản ứng miễn dịch, cụ thể là phản ứng quá mẫn muộn  xảy ra khi tác nhân nhạy cảm ánh sáng được kích hoạt bằng ánh sáng. Khi chất này được thoa lên da và sau đó tiếp xúc với tia UV, ở một số người, một thành phần nhỏ trong chất này (hapten) sẽ liên kết với một loại protein trong da để tạo thành kháng nguyên. Kháng nguyên này sau đó được tiếp nhận bởi một tế bào trình diện kháng nguyên và được vận chuyển đến các tế bào lympho gần đó, nơi các tế bào T-cell đặc hiệu được hoạt hóa. Nếu bệnh nhân bị mẫn cảm sử dụng lại cùng một hóa chất, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra phản ứng chàm hóa.

Các tác nhân dị ứng ánh sáng thường gặp :

  • Các thành phần chống nắng hóa học như benzophenone-3 và cinnamate (ví dụ: octocrylene)
  • Nước hoa và chất tạo mùi
  • NSAIDs như ketoprofen tại chỗ, etofenamate tại chỗ, gel piroxicam.

Các đặc điểm lâm sàng của viêm da tiếp xúc ánh sáng

Trong cả hai loại viêm da tiếp xúc ánh sáng, tổn thương da thường giới hạn ở các vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: mặt, cổ, vùng hình chữ V của ngực và mặt duỗi cánh tay.

Các vùng sau đây thường không bị ảnh hưởng: mí mắt trên, vùng dưới cằm, vùng sau tai và nếp gấp da ởcổ.

Đặc điểm lâm sàng của viêm da tiếp xúc kích ứng do ánh sáng

Viêm da tiếp xúc kích ứng ánh sáng trông giống như một vết cháy nắng quá mức và giới hạn ởnhững vị trí tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bệnh nhân có cảm giác đau và nóng rát. Đôi khi có nổi mụn  nước. Tăng sắc tố sau viêm thường xảy ra sau đó.

Viêm da thực vật ánh sáng là một dạng viêm da do cây cối, xảy ra phản ứng quang độc sau khi nhựa cây chứa psoralen tiếp xúc trên da, sau đó tiếp xúc với bức xạtia cực tím A (UVA). Phát ban biểu hiện dưới dạng các vệt đỏ và mụn nước đau không kèm theo ngứa. Viêm da thực vật  ánh sáng thường tự khỏi để lại tăng sắc tố sau viêm.

Đặc điểm lâm sàng của viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng

Viêm da tiếp xúc dịứng ánh sáng trông giống như viêm da tiếp xúc dịứng. Các tổn thương da gây ngứa và chủyếu giới hạn ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mặc dù đôi khi có thể xảy ra ở những vùng không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Với việc tiếp xúc thường xuyên với chất gây dị ứng, các tổn thương da có thể trở nên lichen hóa.

Các đặc điểm lâm sàng khác nhau ởcác loại da khác nhau

Bệnh nhân có loại da sẫm màu có nhiều khả năng bị tăng sắc tố sau viêm hơn.

Biến chứng

  • Tăng sắc tố sau viêm
  • Hình thành mụn nước
  • Nhiễm trùng
  • Phản ứng ánh sáng dai dẳng có thể phát triển thành viêm da quang hóa mạn tính.

Chẩn đoán

  • Mối liên hệgiữa việc tiếp xúc với các chất nhạy cảm ánh sáng khi ra nắng và phát triển các triệu chứng lâm sàng giúp gợi ý đến bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng (PCD)
  • Photopatch test có thể được thực hiện đểxác nhận chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng với ánh sáng.

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm da tiếp xúc dịứng
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng
  • Viêm da tiếp xúc qua không khí
  • Phát ban ánh sáng đa hình
  • Sẩn ngứa do ánh sáng
  • Bệnh mụn nước dạng đậu mùa
  • Mày đay do ánh sáng
  • Porphyria da
  • Rối loạn toàn thân với nhạy cảm với ánh sáng như lupus và viêm bì cơ (khởi phát ở trẻ vị thành niên hoặc người lớn).

Điều trị

  1. Các biện pháp chung
  • Xác định và tránh các tác nhân gây phản ứng quang học
  • Tránh các hóa chất có thểphản ứng chéo với tác nhân gây bệnh
  • Sử dụng kem chống nắng và quần áo chống nắng (ví dụ: áo dài tay, mũ).
  1. Các biện pháp cụ thể
  • Sử dụng kem chống nắng phù hợp. Kem chống nắng vật lý như oxit kẽm và titan dioxide là một lựa chọn thay thế nếu bệnh nhân bị phản ứng với ánh sáng khi thoa kem chống nắng hóa học
  • Steroid tại chỗ hoặc chất ức chế calcineurin có thể được sửdụng khi viêm da dịứng ánh sáng giới hạn
  • Viêm da dị ứng ánh sáng lan rộng có thể được điều trị bằng một đợt ngắn steroid toàn thân.

Làm thế nào để bạn ngăn ngừa viêm da tiếp xúc với ánh sáng?

Cần xác định và tránh các tác nhân gây phản ứng quang hóa.

Tiến triển

Viêm da tiếp xúc kích ứng dần dần cải thiện nếu tránh tác nhân quang tuyến. Trong khi các phản ứng dịứng với ánh sáng có thể kéo dài đến ba tuần, các phản ứng gây độc với ánh sáng thường mất dần trong vòng một tuần.

 

Nguồn: https://dermnetnz.org/topics/photocontact-dermatitis

 Đơn vị Da Liễu - Thẩm Mỹ Da

 

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber

return to top