✴️ Hạch sau tai: cần lưu ý những bệnh lý gì?

Nội dung

Tình trạng nổi hạch sau tai là gì?

Tên đầy đủ của hạch là hạch bạch huyết. Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng có thể xuất hiện hạch, nhưng hạch thường có ở nách, bụng, cổ, tai… Kích thước hạch như những hạt nhỏ li ti, lành tính và có lợi cho cơ thể.

Tác dụng của hạch giống như một trạm kiểm soát an ninh, trong hạch có chứa các tế bào bạch cầu (một loại tế bào máu) mang chức năng phát hiện, tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn có hại.

Đặc biệt hơn, hạch bạch huyết còn lọc dịch bạch huyết, không để chúng tích tụ xác vi khuẩn, virus lạ gây bệnh và các tế bào chết gây sưng hạch.

Có thể thấy bản chất của hạch bạch huyết mang lại lợi ích cho cơ thể nhưng khi tình trạng hạch nổi lên là báo hiệu cho việc nhiễm trùng, hoặc cơ thể đang mắc bệnh cần đi khám ngay để được phát hiện bệnh sớm.

Nổi hạch sau tai là hiện tượng thường gặp, kích thước hạch nổi lên không quá lớn, chỉ bé như những hạt đậu xanh nên rất dễ bị nhầm lẫn là mụn trứng cá sau tai.

Hạch sau tai

Tác nhân dẫn tới nổi hạch sau tai

Nổi hạch sau tai do một số nguyên nhân phải kể đến như:

  • Các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn chức năng, suy giảm hệ miễn dịc
  • Nhiễm trùng cơ thể, xuất hiện các loại vi khuẩn có hại
  • Do hiện tượng ung thư di căn
  • Mắc các bệnh có mức độ nghiêm trọng cao như: HIV, viêm xương khớp, gout, nhiễm trùng ở răng, nhiễm trùng tai, viêm xoang, biến chứng của bệnh cảm cúm…
  • Biến chứng do bệnh lao cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng nổi hạch sau tai
  • Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém thì hiện tượng nổi hạch sau tai là điều bình thường, không liên quan đến sự biến chứng của các căn bệnh nêu trên.

Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh từ triệu chứng nổi hạch sau tai

Bản chất của hạch không xấu nhưng khi hạch bị sưng là đang cảnh báo những dấu hiệu bất thường của cơ thể và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Dấu hiệu của bệnh ung thư

Một trong những dấu hiệu sơ khai, đầu tiên của bệnh ung thư là nổi hạch sau tai, nhưng rất khó có thể phát hiện tình trạng này xảy ra do hạch có kích thước nhỏ, thường không gây quá đau đớn.

Nổi hạch sau tai có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp, ung thư các cơ quan, bộ phận vùng cổ, vùng đâu. Trong đó, nổi hạch sau tai là triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất nguy cơ ung thư tuyến giáp, người bệnh mắc ung thư tuyến giáp sẽ thấy xuất hiện các viên hạch sau tai với kích thước khác nhau.

Kích thước của các hạch sau tai sẽ lớn dần theo thời gian và tình trạng của bệnh ung thư, những viên hạch này còn di chuyển được sau đó mới cố định tại một vị trí nhất định. Người bệnh sẽ cảm giác đau nhức và cứng khi sờ hoặc hoặc nắn.

Nguy cơ mắc các bệnh về hệ bạch huyết

Hạch ở phía sau tai cũng thuộc những loại hạch bạch huyết nên khi hạch sau tai sưng lên đồng nghĩa với việc hệ bạch huyết của cơ thể đang gặp vấn đề bất thường.

Bình thường hạch bạch huyết sẽ giống như trạm kiểm soát an ninh của cơ thể đảm nhiệm chức năng tiêu diệt các loại độc tố, vi khuẩn gây hại nhưng khi hệ bạch huyết gặp vấn đề sẽ bị phá vỡ, hạt hạch sưng to lên ở khu vực cổ và sau tai.

Vậy nên khi người bệnh thấy xuất hiện nổi hạch sau tai cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Cảnh báo nguy cơ mắc u nang bã nhờn

Nguyên nhân từ các bệnh lý như u nang bã nhờn cũng sẽ dẫn đến nổi hạch sau tai. Từ những vị trí tuyến bã nhờn bị tổn hại, các u cục dễ dàng được hình thành. Bên cạnh đó sự hoạt động không bình thường của hệ thống tuyến bã nhờn, trục trặc trong quá trình tổng hợp phân giải sẽ hình thành các u cục, các hạt hạch vùng sau tai, vùng cổ.

Nổi hạch sau tai còn là triệu chứng cảnh báo tuyến bã nhờn bị một số tổn thương do vùng ngoài như vết rách, xước da, nốt mụn bọc, mụn trứng cá.

U nang bã nhờn

Nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng

Nổi hạch sau tai có khả năng là do các tế bào chết, vi khuẩn có hại ứ đọng lại ở các hạch bạch huyết vùng này.

Nhiễm trùng vùng hạch cũng là nguyên nhân dẫn đến những bệnh nguy hiểm như thủy đậu, sởi, viêm họng. Nghiêm trọng hơn, nổi hạch sau tai không được chữa trị kịp thời còn là tác nhân trực tiếp gây bệnh viêm vú.

Nguyên nhân hình thành bệnh viêm vú do biến chứng nhiễm trùng xương mastoid, loại xương này thường có ở vùng tai. Ngoài ra, khi mắc bệnh viêm vú còn có nguy cơ hình thành nên u, hạch sau tai có mủ. Vậy nên khi nói nhiễm trùng tai có thể hình thành bệnh viêm vú là hoàn toàn chính xác.

Trước khi u, hạch sau tai gây nên hậy quả nghiêm trọng cần có biện pháp điều trị sớm.

Hạn chế nổi hạch sau tai bằng phương pháp nào?

Với mục đích duy trì bản chất lành tính của hạch bạch huyết nói chung và hạch sau tai nói riêng, không để chúng gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Mỗi người cần thực hiện những phương pháp sau để phòng ngừa:

  • Tăng cường bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm như ổi, cam, chanh, quýt, táo…
  • Dùng dầu dừa, dầu tràm bôi lên chỗ hạch bị sưng
  • Đến gặp bác sĩ để được điều trị các bệnh nhiễm trùng, các hạt hạch nổi sau tai
  • Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc
  • Theo dõi sự bất thường trong cơ thể thường xuyên để phát hiện được tình trạng nổi hạch sau tai sớm nhất có thể
  • Áp dụng phương pháp dẫn lưu hạch bạch huyết để giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Thực hiện massage các mạch bạch huyết, chườm ấm hoặc chườm lạnh các u, hạch để giảm sưng

Nổi hạch sau tai là tình trạng rất nguy hiểm, ngay sau khi thấy xuất hiện các hạt hạch sưng lên cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, phát hiện sớm các bệnh đồng thời được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất, trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm: Nổi hạch trên cơ thể - tổng quan về cách đánh giá chẩn đoán

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top