Khi thiếu sắt, cơ thể có nguy cơ nhiễm độc chì từ đường tiêu hóa, đặc biệt hơn, trẻ sơ sinh thiếu sắt có nguy cơ tổn thương cho hệ thống tái tạo máu và hệ thần kinh trung ương.
Ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ có thai và trẻ em do cơ thể hấp thu sắt kém, nhiễm giun sán, mất máu do kinh nguyệt... , thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào.
Theo CDC, phụ nữ nên bắt đầu dùng chất bổ sung sắt liều thấp (30 mg mỗi ngày) khoảng 2 tháng trước khi có ý định mang thai.
Khi mang thai, cơ thể cần khoảng gấp đôi lượng sắt so với bình thường. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ mang thai không cung cấp đủ sắt. Ăn thực phẩm giàu chất sắt và uống thêm chất sắt có thể giúp kiểm soát mức độ chất sắt.
Thai phụ sẽ cần ít nhất 27 miligam (mg) sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Trong thời gian đang cho con bú, cần uống ít nhất 9 mg sắt mỗi ngày.
Có thể tìm thấy sắt trong thịt đỏ, gia cầm và thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng như trong các chất bổ sung chất sắt. Có hai loại sắt trong thực phẩm.
Nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin C, chẳng hạn như cà chua, cam, quýt… Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt nonheme tốt hơn.
Mặt khác, một số đồ uống và thực phẩm nhất định ngăn cơ thể hấp thụ chất sắt. như cà phê, trà, sữa và các sản phẩm từ sữa. Nên tránh ăn những thực phẩm này trong cùng một bữa ăn khi đang ăn thực phẩm chứa nhiều chất sắt.
Uống bổ sung sắt có thể giúp đảm bảo đủ chất sắt mỗi ngày. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng sắt của bạn theo dựa vào kết quả xét nghiệm. Nếu mức độ sắt thấp, có thể cần phải bổ sung thêm chất sắt.
1. Thời điểm tốt để bổ sung sắt là 3 tháng trước sanh.
2. Liều lượng sắt cần bổ sung trong ngày theo khuyến cáo World Health Organization (WHO)
3. Sau sanh
Nếu mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, mẹ cần uống bổ sung sắt giống lúc mang thai.
4. Bổ sung sắt cho con
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh