Các triệu chứng của ung thư tinh hoàn thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu. Khi có những triệu chứng rõ rệt thì đã ở giai đoạn muộn.
Một triệu chứng ban đầu phổ biến là một khối u hoặc sưng không đau ở tinh hoàn. Mặc dù không phải khối u nào cũng là ung thư nhưng bất kỳ ai nhận thấy sự bất thường ở tinh hoàn vẫn nên đi đi khám. Ngoài ra một số tình trạng có thể có như:
Trong một số trường hợp, sự thay đổi nội tiết tố sẽ khiến ngực to lên và gây đau.
Trong giai đoạn sau, khi ung thư di căn sang các cơ quan khác, một người có thể nhận thấy:
Hầu hết các bệnh ung thư tinh hoàn bắt đầu từ tế bào mầm. Đây là những tế bào trong tinh hoàn sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên ung thư tinh hoàn, tuy nhiên một số yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ. Ung thư tinh hoàn có nhiều khả năng xảy ra ở những người có các yếu tố nguy cơ sau:
Ung thư tinh hoàn có khả năng chữa trị cao, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Hầu hết nam giới được chẩn đoán ung thư tinh hoàn sẽ sống thêm ít nhất 5 năm nữa sau khi được chẩn đoán. Điều trị thường bao gồm sự kết hợp của nhiều liệu pháp như:
Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một hoặc cả hai tinh hoàn để ngăn khối u di căn. Việc loại bỏ một tinh hoàn thường không ảnh hưởng đến đời sống tình dục hoặc khả năng sinh sản. Đối với trường hợp cần phải loại bỏ cả hai tinh hoàn, có thể dự trữ lạnh trong ngân hàng tinh trùng. Các ảnh hưởng khác của việc loại bỏ tinh hoàn có thể bao gồm:
Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung testosterone - dưới dạng gel, miếng dán hoặc thuốc tiêm.
Có thể thực hiện phương pháp cấy tinh hoàn giả nhằm cải thiện tính thẩm mỹ. Các trường hợp được phẫu thuật trong giai đoạn đầu có thể không cần điều trị thêm.
Nếu ung thư đã đến các hạch bạch huyết, thường là những hạch bạch huyết xung quanh các mạch máu lớn ở phía sau bụng sẽ cần phải loại bỏ chúng. Thủ thuật này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản nhưng bất kỳ tổn thương thần kinh nào cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình xuất tinh. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng xuất tinh ngược, tức là tinh trùng không đi ra ngoài qua niệu đạo mà đi ngược vào bàng quang. Tuy không nguy hiểm nhưng với số lượng tinh trùng ít hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Xạ trị phá hủy DNA bên trong tế bào khối u làm mất khả năng phân chia của chúng. Bằng cách này giúp loại bỏ ung thư và có thể ngăn ngừa lây lan hoặc tái phát.
Bệnh nhân sẽ cần xạ trị để đảm bảo rằng việc điều trị loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, nếu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, bác sĩ cũng có thể đề nghị xạ trị. Trong qua trình điều trị, các tác dụng phụ tạm thời sau đây có thể xảy ra:
Hóa trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chúng phân chia và phát triển. Với trường hợp ung thư tinh hoàn đã di căn đến các cơ quan khác của cơ thể, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng hóa trị qua đường uống hoặc tiêm. Tuy nhiên hóa trị tấn công các tế bào khỏe mạnh cũng như các tế bào ung thư do đó có thể dẫn đến các tác dụng phụ sau:
Trong một số trường hợp, liệu pháp tế bào gốc giúp một người nhận liều hóa trị cao hơn. Với phương pháp điều trị này, các bác sĩ sẽ thu thập tế bào gốc từ máu của người bệnh trong vài tuần trước khi điều trị. Các tế bào này sẽ được lưu trữ đông lạnh.
Sau khi tiến hành hóa trị liều cao, bệnh nhân sẽ được nhận các tế bào gốc qua đường tĩnh mạch như khi truyền máu. Các tế bào này tự hình thành trong tủy xương và bắt đầu tạo ra các tế bào máu mới giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình phục hồi. Nhược điểm của loại liệu pháp này bao gồm:
Để chẩn đoán ung thư tinh hoàn, bác sĩ sẽ khuyến nghị:
Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm này có thể đo nồng độ alpha-fetoprotein, HcG và lactate dehydrogenase. Đây là những chất có thể gợi ý sự hiện diện của khối u.
Siêu âm: Siêu âm tinh hoàn giúp phát hiện và khảo sát kích thước của khối u.
Sinh thiết: Một mẫu mô nhỏ từ tinh hoàn được lấy để kiểm tra nhằm xác định xem có ung thư hay không.
Nếu các xét nghiệm cho thấy có ung thư tinh hoàn, bác sĩ sẽ cần khảo sát thêm nhằm phân loại ung thư tinh hoàn. Có hai loại ung thư tinh hoàn chính:
U tinh bào tinh hoàn (Seminoma): Loại này phát triển chậm và chỉ chứa các tế bào bán ác tính với tỉ lệ điều trị thành công cao. Có hai loại phụ: u tinh bào thuần túy và u tinh bào cổ điển.
Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma): Là ung thư bắt đầu trong các tế bào tuyến. Có một số dạng phụ như Ung thư biểu mô bào thai (embryonal carcinoma), ung thư biểu mô túi noãn hoàng (yolk sac carcinoma), Ung thư nguyên bào nuôi (choriocarcinoma) và u quái (teratoma).
Các khối u khác không phải là ung thư bao gồm khối u mô đệm, khối u tế bào Leydig và khối u tế bào Sertoli.
Giai đoạn của ung thư cũng sẽ ảnh hưởng đến các phương pháp điều trị:
Khu trú: Ung thư chỉ ở tinh hoàn và chưa di căn.
Khu vực: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết trong ổ bụng.
Xa: Ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi, gan, não và xương.
Thời điểm tốt nhất để kiểm tra tầm soát ung thư tinh hoàn là khi da bìu được thư giãn, thường là sau khi tắm nước ấm. Các bước để tự kiểm tra bao gồm:
1. Nhẹ nhàng nâng bìu trong lòng bàn tay. Đứng trước gương và tìm vết sưng tấy trên da bìu nếu có.
2. Cảm nhận kích thước và trọng lượng của tinh hoàn.
3. Dùng ngón tay ấn xung quanh tinh hoàn và kiểm tra xem có khối u hoặc chỗ sưng bất thường nào không.
4. Cảm nhận từng tinh hoàn. Đặt ngón trỏ và ngón giữa dưới một tinh hoàn với ngón cái ở trên cùng. Lăn nhẹ tinh hoàn giữa các ngón tay. Hình dạng bình thường của tinh hoàn nhẵn, hình bầu dục, hơi cứng, không có cục u hoặc sưng tấy. Đầu và sau của mỗi tinh hoàn phải có một phần giống dạng ống gọi là mào tinh hoàn - nơi chứa tinh trùng.
Lặp lại quy trình này mỗi tháng một lần, kiểm tra những thay đổi về kích thước, trọng lượng hoặc cảm giác của tinh hoàn.
Nhiều nam giới có một bên tinh hoàn bị treo thấp hơn hoặc lớn hơn bên còn lại, tuy nhiên nếu các tỷ lệ này không thay đổi theo thời gian thì không phải đáng lo ngại.
Phòng ngừa và triển vọng
Hiện chưa có biện pháp nào có thể giúp ngăn ngừa hoàn toàn ung thư tinh hòan. Tuy nhiên, nếu có tiền sử gia đình bị ung thư tinh hoàn, xét nghiệm di truyền có thể giúp phát hiện sớm tình trạng này. Việc tự kiểm tra thường xuyên cũng có thể giúp việc chẩn đoán và điều trị sớm hơn.
Triển vọng cho những người bị ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu là rất tốt, với 95% người sống sót sau ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán và điều trị.
Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ, có khoảng 11% số trường hợp được chẩn đoán sau khi ung thư đã di căn sang các cơ quan khác và tỉ lệ sống sót sau 5 năm ở vào khoảng 74%.
Nhận biết được bất kỳ thay đổi nào có thể giúp phát hiện ung thư tinh hoàn ở giai đoạn đầu nhanh chóng hơn và đi khám bác sĩ nếu có những bất thường hoặc cảm thấy lo lắng về tình trạng của bản thân để được tư vấn và chẩn đoán phù hợp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh