GIỚI THIỆU:
Biến chứng do phẫu thuật là nguyên nhân lớn nhất gây ra tử vong và tàn tật trên khắp thế giới.
WHO đưa ra 10 mục tiêu cơ bản:
MỤC TIÊU THỨ 1
Phẫu thuật đúng bệnh nhân, đúng vị trí.
Kiểm tra trước khi bệnh nhân rời phòng tiền mê để vào phòng mổ, trước khi bắt đầu gây mê, trước khi rạch da.
Các thông tin khuyến cáo
Kiểm tra vị trí đánh dấu phẫu thuật.
Kiểm tra thông tin bệnh nhân
Kiểm tra bảng cam kết, đồng ý phẫu thuật
Kiểm tra vòng đeo tay có tên tuổi chẩn đoán.
MỤC TIÊU THỨ 2
Ngăn ngừa tác dụng có hại khi gây mê, đồng thời bảo vệ bệnh nhân khỏi tác dụng đau đớn
Hai khuyến cáo chính trong mục tiêu thứ hai là:
Bác sỹ gây mê phải được đào tạo bài bản và trang thiết bị phòng mổ phải đầy đủ.
Bác sỹ gây mê sẽ đánh giá bệnh nhân toàn diện, đánh giá về đường thở, huyết động...
Trang thiết bị phòng mổ bao gồm tất cả các vấn đề như thuốc gây mê, thuốc hồi sức, nguồn oxy, hệ thống hút, monitoring...
MỤC TIÊU THỨ 3:
Chuẩn bị cho tình huống đe dọa tính mạng do không kiểm soát được đường thở hoặc suy chức năng hô hấp.
Phải đánh giá đường thở một cách chủ đích và có hệ thống, ngay cả khi không có dự định đặt nội khí quản.
Đánh giá các yếu tố kiểm soát đường thở khó khi kiểm soát thông thí bằng: thông khí mặt nạ, dụng cụ trên nắp tiểu thiệt (mặt nạ thanh quản), đặt nội khí quản, mở khí quản.
Sau khi đặt nội khí quản, phải xác định chắc chắn đặt nội khí quản đúng vị trí.
MỤC TIÊU THỨ 4
Chuẩn bị cho nguy cơ mất máu trong phẫu thuật
Rối loạn đông máu phải được điều chỉnh trước phẫu thuật.
Bác sỹ gây mê và bác sỹ phẫu thuật phải thảo luận nguy cơ mất máu trước khi rạch da.
Thiết lập ít nhất hai đường truyền lớn nếu có nguy cơ mất máu.
Sẵn sàng các chế phẩm máu cần thiết.
Theo dõi sát các dấu hiệu sớm và xử trí shock mất máu.
MỤC TIÊU THỨ 5
Tránh phản ứng dị ứng và tác dụng có hại của thuốc
Bác sỹ phải hiểu biết đầy đủ dược lý khi cho bất kỳ loại thuốc nào.
Tiền sử dùng thuốc, đặc biệt là tiền sử dị ứng và quá mẫn thuốc phải được thông tin đầy đủ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào.
Sử dụng kiểm tra và đối chiếu để tránh các sai lầm: nhầm thuốc, nhầm liều lượng, nhầm đường dùng, nhầm bệnh nhân.
MỤC TIÊU THỨ 6
Giảm tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng phẫu thuật
Rửa tay: là phương pháp dự phòng nhiễm khuẩn có hiệu quả nhất.
Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật: tắm bằng dung dịch sát khuẩn, cắt lông toc vùng phẫu thuật, sát trùng da vùng phẫu thuật.
Y dụng cụ phòng mổ phải vô trùng, bao gồm: áo mổ, drap, găng vô trùng, dụng cụ mổ...
Kháng sinh dự phòng: xác định nguy cơ nhiễm trùng, lựa chọn kháng sinh và dùng kháng sinh trong vòng 2 giờ trước rạch da.
MỤC TIÊU THỨ 7
Phòng ngừa bỏ quên dụng cụ phẫu thuật trong vết mổ.
Phải đếm, kiểm tra dụng cụ phẫu thuật bởi ít nhất hai người bao gồm: dụng cụ phẫu thuật, gạc, kim.
Phải ghi lại sau khi kiểm tra.
Nếu hai người kiểm tra không thống nhất thì bắt đầu rà soát lại toàn bộ, nếu cần thiết sẽ dùng đến các phương tiện chụp Xquang.
Bác sỹ phải thuật phải thám sát lại phẫu trường nếu cần thiết.
MỤC TIÊU THỨ 8
Xác định đúng và bảo quản cẩn thận các mẩu vật mô phẫu thuật.
Các mẩu vật sinh thiết phải được dán nhãn đúng và bảo quản cẩn thận.
Xác định lại: đúng bệnh nhân, đúng mẩu vật, đúng vị trí mẫu vật được thu thập.
MỤC TIÊU THỨ 9
Trao đổi thông tin và giao tiếp có hiệu quả giữa các thành viên.
Văn hóa làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Hạn chế bất đồng trong giao tiếp có thể xảy ra trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật.
MỤC TIÊU THỨ 10
Bệnh viện và hệ thống y tế thiết lập hệ thống giám sát thường xuyên khả năng, số lượng và kết quả phẫu thuật.
Việc thống kê kết quả phẫu thuật có thể giúp hoạch định chính sách.
Thống kê có thể dựa trên có biến số: số lượng phòng mổ, số ca phẫu thuật/ một phòng mổ, số bác sỹ phẫu thuật và bác sỹ gây mê được đào tạo, tỷ lệ tử vong trong ngày mổ và tỷ lệ tử vong sau mổ.
Việc thảo luân, trao đổi thông tin phải thực hiện liên tục trước mổ, trong mổ và sau mổ.
BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU THUẬT
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh