✴️ Bệnh xoắn ruột ở trẻ em

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, bệnh xoắn ruột ở trẻ em là một bệnh nguy hiểm bởi nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời trong vòng 6 tiếng kể từ khi có triệu chứng thì trẻ sẽ bị cắt bỏ ruột hoặc nặng hơn có thể bị tử vong do sốc nhiễm trùng nhiễm độc.

 

Xoắn ruột ở trẻ em: Chỉ có 6 giờ để xử lý đoạn ruột bị xoắn

Xoắn ruột là tình trạng tắc nghẽn xảy ra do sự xoắn của quai ruột xung quanh mạc treo của nó. Xoắn ruột ở trẻ em/ xoắn ruột sơ sinh là 1 trong 5 dạng xoắn ruột thường gặp đó là:

Xoắn ruột sơ sinh (Volvulus neonatorum)

Xoắn ruột trẻ em khiến trẻ khóc thét lên từng cơn, quấy khóc nhiều mà không dỗ được

Xoắn ruột trẻ em khiến trẻ khóc thét lên từng cơn, quấy khóc nhiều mà không dỗ được

 

Xoắn dạ dày (Volvulus of stomach)

Xoắn ruột non (Volvulus intestine)

Xoắn manh tràng (Volvulus ceacum)

Xoắn đại tràng sigma (Volvulus sigmoid colon)

Trong đó xoắn ruột trẻ em là một bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ từ 3 – 9 tháng tuổi. Nguyên nhân gây xoắn ruột ở trẻ là do yếu tố bẩm sinh, do chứng quay ruột bất thường ở trẻ hoặc do trẻ từng phải thực hiện phẫu thuật ổ bụng hoặc có khối u ở ổ bụng.

 

Một số dấu hiệu/ triệu chứng xoắn ruột ở trẻ mà cha mẹ không nên bỏ qua

– Trẻ bỏ bú, da tím tái

– Sốt cao trên 38oC.

Trẻ em bị xoắn ruột thường sốt cao trên 38 độ

Trẻ em bị xoắn ruột thường sốt cao trên 38 độ

 

– Trẻ khóc thét lên từng cơn, quấy khóc nhiều mà không dỗ được

– Bụng chướng lên

– Những cơn đau bụng kéo dài từ 15-20 phút

– Trẻ nôn ra dịch màu xanh hoặc vàng

– Trẻ đại tiện ra máu lẫn chất nhầy màu đỏ hoặc màu nâu, đen

 

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có các triệu chứng, dấu hiệu cuả xoắn ruột?

Khi phát hiện thấy trẻ có một vài triệu chứng như trên, cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ trong vòng 1 giờ. Nếu thấy trẻ nhỏ đau khóc theo từng cơn, nôn ói liên tục, không ăn bú gì thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tiêu hóa gần nhất để các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh cho các bé. Cấp cứu kịp thời có thể giúp các bé bị xoắn ruột không phải cắt bỏ ruột, và chức năng ruột vẫn phục hồi sau cấp cứu.

Tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ bị xoắn ruột tại nhà, vì điều này khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, khó điều trị hơn.

 

Chăm sóc trẻ sau khi điều trị xoắn ruột

Sau khi điều trị xoắn ruột, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ để trẻ phục hồi nhanh hơn

Nên cho các bé bú sữa mẹ hoặc ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Nên chia làm các bữa nhỏ cho các bé, không nên ăn nhiều một lúc vì ruột các bé đang trong giai đoạn phục hồi.

Nên theo dõi biểu hiện của các bé trong những ngày tiếp theo, khi phát hiện thấy triệu chứng lạ cần đưa các bé đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra lại, tránh các biến chứng hoặc trường hợp trẻ bị xoắn ruột tái phát.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top