TÁC NHÂN GÂY BỎNG
Bỏng do lửa, nhiệt.
Bỏng do nước sôi.
Bỏng do điện.
Bỏng do hoá chất.
TỔN THƯƠNG BỎNG
Tổn thương mô do tác dụng trực tiếp của nóng, hóa chất, điện
Chia độ Bỏng có bốn độ:
Độ I: viêm đỏ da.
Độ II: tổn thương ở biểu bì và trung bì (phồng nước, lột da).
Độ III: tổn thương toàn bộ các lớp của da.
Độ IV: tổn thương các lớp sâu dưới da: cơ, xương.
ĐIỀU TRỊ BỎNG
Cách ly bệnh nhân khỏi tác nhân gây Bỏng, làm mát chỗ Bỏng, dùng khăn sạch che lên chỗ Bỏng rồi chuyển đến cơ sở y tế.
Trường hợp Bỏng nhẹ
Chăm sóc vết Bỏng, bôi thuốc (Biafine, Siliverine).
Kháng sinh (chích hoặc uống).
Giảm đau (paracetamol).
Thuốc an thần: siro phenergan.
Trường hợp Bỏng nặng:
Cần hồi sức tích cực Các điểm chú ý:
Diện tích trên 30%: tính như 30%.
Chú ý giờ bị Bỏng (để tính dịch truyền), tác nhân, độ sâu.
Không đánh giá thấp Bỏng vùng đầu mặt ở trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi), không bỏ sót các tổn thương đi kèm.
Chỉ định truyền dịch: lập 2 đường truyền nếu Bỏng nặng
Bỏng độ II diện tích ≥ 15%.
Bỏng độ III, độ IV diện tích ≥ 10%.
Hoặc nhẹ hơn nhưng kèm thương tổn kết hợp hoặc Bỏng vùng đầu mặt.
Cách thức truyền: công thức BROOKE
A = Dịch bù mất do Bỏng:
Dung dịch đại phân tử (Hes 6%): 0,5 ml x Kg x diện tích Bỏng .
Lactate Ringer: 1,5 ml x Kg x diện tích Bỏng
B = Dịch duy trì:
≤ 2 tuổi: Natrichlorid 45% Glucose 5%: 120 ml/Kg/ngày, cho 10 Kg đầu.
> 2 tuổi: Natrichlorid 45% Glucose 5% 100 ml/Kg/ngày, cho 10 Kg đầu, 50 ml/ Kg cho 10 kg kế và 20 ml/ Kg cho số kg kế nữa.
Ngày thứ 1:
½ tổng lượng dịch: ½ (A+B) truyền trong 8 giờ đầu (tính từ giờ bị Bỏng).
½ tổng lượng dịch còn lại truyền trong 16 giờ kế tiếp.
Ngày thứ 2: ½ A + B
½ lượng dịch bù: ½ A (chiếm 1 đường truyền phân bố đều trong 24 giờ).
Dịch duy trì: + B (đường truyền thứ 2).
Ngày thứ 3:
Nếu Hct còn cao, lập lại như ngày thứ hai.
Cho ăn uống lại bình thường. Chú ý dinh dưỡng đủ năng lượng.
Theo dõi
Sinh hiệu. Hct mỗi 8 giờ ở bệnh nhân nặng.
Đặt sonde tiểu để theo dõi nước tiểu mỗi giờ (>1ml/Kg/ giờ).
SGOT, SGPT, Uré, Créatinin, Ion đồ + HCO3- sau 24 giờ.
Thuốc
Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 3, 100 mg/Kg/ngày.
Amikaye: 15mg/kg/ngày (khi có nước tiểu).
Ranitidine: 3 mg/kg/ngày (phòng xuất huyết tiêu hóa/bệnh nhân Bỏng nặng).
Giảm đau: Paracetamol 60mg/kg/ngày + Morphin (nếu cần)
Calcium chlorua 10% (truyền TM), Vitamin C.
Tắm Bỏng
Cho bệnh nhân mới vào trừ bệnh nhân nặng, đang sốc, nên có 1 đường truyền + giảm đau trước tắm. Ketamine 500mg: 1mg/kg (TB). Hypnovel 5mg: 0,1mg/kg (TB). Bôi thuốc Bỏng: Biafine, Siliverine.
Những trường hợp Bỏng sâu
Cắt lọc, sau đó ghép da mỏng.
DI CHỨNG BỎNG
Di chứng sẹo ở da:
Sẹo xơ, sẹo phì đại, sẹo lồi.
Sẹo co rút
Khi vết Bỏng đã liền sẹo.
Sẹo co rút thường ở: nách, khuỷu tay, khuỷu chân, các ngón tay chân.
Sẹo dính
Thường gặp kẽ các ngón tay chân.
Ít gặp như dính cằm cổ ngực.
Để hạn chế di chứng Bỏng chúng ta nên tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân.
Điều trị di chứng Bỏng:
Mổ cắt sẹo, làm Z plastie, ghép da, chuyển vạt da.
PHÒNG NGỪA
Là trách nhiệm của phụ huynh của các cháu.
Giáo dục tuyên truyền bằng các thông tin đại chúng.
Cách tốt nhất: tránh các em tiếp xúc với lửa, nước sôi, thức ăn nóng, đèn dầu, ổ điện …
ĐÁNH ƯỚC LƯỢNG DIỆN TÍCH BỎNG THEO LUND VÀ BROWDER
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh