✴️ Cha mẹ “bồi dưỡng” con quá mức gây bệnh tiểu đường ở trẻ

Bệnh tiểu đường ở trẻ em đang là một nỗi lo ngày càng lớn nhưng nhiều người thường chủ quan bỏ qua vì cho rằng ít trẻ mắc phải. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số trẻ em mắc tiểu đường (đái tháo đường) đã tăng gấp 3-4 lần. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị tiểu đường? Các dấu hiệu nhận biết cũng như biện pháp điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết sau.

bệnh tiểu đường ở trẻ

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh lý như tim mạch, tổn thương thần kinh, giảm thị lực,…(ảnh minh họa)

Sững sờ khi biết nguyên nhân con bị tiểu đường

Chị N.T.H quê ở Ninh Bình đưa cô con gái được hơn 5 tuổi  tên là V.T.M lên bệnh viện để kiểm tra. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm xong, bác sĩ kết luận con bị mắc tiểu đường tuýp 2. Chỉ số đường huyết glucose và xê tôn trong máu của bé rất cao. Bé phải nằm viện để điều trị khoảng 2-3 tuần, sau đó mới có thể xuất hiện trở về nhà. Khi về nhà, con phải uống thuốc hàng ngày để làm tăng sản xuất insulin và ngăn ngừa kháng insulin, đồng thời phải kiểm tra lượng đường trong máu 1 – 2 lần/ngày để tránh tình trạng nồng độ glucose và xê-tôn tăng quá cao, con sẽ mệt mỏi, kiệt sức, có thể mất nước nặng, hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi nghe kết luận của bác sĩ, chị H. sững người không tin vào mắt mình. Chị xót xa không biết vì sao mà con mình còn nhỏ đã mắc phải căn bệnh của người già như vậy. Khi được hỏi về nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở bé M. bác sĩ cho biết nguyên nhân xuất phát chính là chế độ “bồi dưỡng” quá mức cho con.

Việc “nhồi nhét” cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn khiến con bị thừa cân – béo phì, đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 của bé.

Chị H. ngậm ngùi nhận ra thói quen tưởng chừng vô hại này lại là nguyên nhân khiến trẻ bị tiểu đường. Hiện tại chị H vẫn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị bệnh tiểu đường cho bé M. và định kỳ cho con lên kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện 3 tháng/lần.

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em ba mẹ cần ghi nhớ

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ

Khi mắc tiểu đường tuýp 2 trẻ thường có các biểu hiện sau:

  • Khát nước nhiều,
  • Đi tiểu nhiều
  • Ăn nhiều
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Nhìn mờ

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường ở trẻ em

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết, nhưng nếu bạn cố “nhồi nhét” quá mức sẽ khiến trẻ bị dư cân béo phì và dễ gây bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: bệnh lý tim mạch, tổn thương thần kinh, giảm thị lực, suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ dễ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng,…

Bệnh tiểu đường ở trẻ em thường gặp nhất là tuổi bắt đầu đi  học (từ 5 – 7 tuổi) và tuổi dậy thì ( từ 11 – 13 tuổi). Tuy nhiên cũng có một số trường hợp phát hiện tiểu đường ngay từ giai đoạn sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.

Hiện nay cứ 30 giây lại có một người bị cắt chi vì tiểu đường và mỗi 10 giây có một người chết vì tiểu đường. Tổng số bệnh nhân tiểu đường đã tăng cao gấp 3-4 lần. Phần lớn trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 có xu hướng khởi phát rất nhanh chóng trong khoảng một vài tuần. Ngược lại triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn đầu lại rất âm thầm nên khiến các bậc phụ huynh chủ quan, dễ bỏ sót nên bệnh đã tiến triển trong vài năm mới được phát hiện.

Vì vậy các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ con bị mắc bệnh tiểu đường.

Khám tiểu đường cho trẻ ở đâu TỐT?

Chuyên khoa Nhi là địa chỉ uy tín thăm khám bệnh tiểu đường ở trẻ em. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Không chỉ được đánh giá cao về trình độ chuyên môn, các bác sĩ còn rất tâm lý và yêu trẻ. Điều này giúp cho quá trình thăm khám diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái nhất. Với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đai và chế độ chăm sóc chu đáo như ở nhà, bệnh tiểu đường ở trẻ sẽ được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top