Trái quách là một loại trái có hình dáng và mùi vị rất độc đáo, nhiều công dụng

Nội dung

Trái quách là trái của cây quách, hay còn có tên gọi khác là cây cần thăng.

Có khoa học là Limonia acidissima L. [Feronia limonia (L)]. Thuộc họ Cam (Rutaceae).

Là loại cây gỗ nhỏ, chiều cao tới 12 m, thường có gai chắc, dài 1 cm. Trồng từ 4 – 7 năm thì cho trái. Lá kép lông chim lẻ, có 2 – 3 đôi lá chét mọc đối. Gần như không có cuống, nhẵn, dạng màng hay hơi dai. Lá có điểm tuyến thơm, lá chét cuối có hình trứng ngược, dài tới 4 cm. Cuống lá có cánh.

Hoa trắng kem, xanh lục hay hơi hồng tía, thành chùm đơn ở kẻ lá, ngắn hơn quả. Quả có dạng quả mọng, gần đầu hình cầu, đường kính 7 – 8 cm. Quả có vỏ dày hóa gỗ, màu trắng hay hơi xám, loang lỗ kiểu hạt li ti nhìn giống trái dây cám. Phần thịt bên trong có nhiều sợi cứng, các hạt bám lên đó. Khi trái chưa chín có phần thịt màu trắng, khi chín phần thịt chuyển sang màu nâu sậm cho đến màu đen. Nếu để chín quá thì sẽ bị lên men. Hạt nhiều, thuôn dẹt, dài 5-6 mm, có lông.

Cây quách có nguồn gốc từ vùng sinh thái Indomalaya, cây phân bố ở Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Đông Dương…

Ở Việt Nam, cây quách có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là tỉnh Trà Vinh. Cây quách mọc rải rác trong rừng, sau đó được người dân trồng lấy bóng mát và lấy quả. Cây ra hoa tháng 2 – 3, mang quả vào khoảng tháng 10 – 11 cho đến sang năm.

 

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng chủ yếu là phần thịt quả.

Quả còn xanh thì đem xắt mỏng, phơi khô dùng để trị tiêu chảy. Hoặc có thể đập vỡ quả non, lấy phần thịt trắng đục chấm mắm đường, chấm muối, hoặc ăn kèm rau sống như chuối chát.

Trái quách khi chín sẽ tự rụng. Do lớp vỏ quả hóa gỗ dày cứng chắc, nên trái quách khi rụng vẫn còn nguyên vẹn.

Công dụng của trái quách

Thành phần hóa học

Trong 100 g phần thịt quả ăn được thì có chứa 74 g nước, 8 g protid, 1,5 g lipid, 7,5 g carbonhydrat và 5 g tro. Với thịt quả phơi khô thì có chứa 15% acid citric, một lượng nhỏ K, Ca và muối Fe.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, toàn bộ cây quách đều dùng được và đặc biệt là quả chín có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt trái quách chứa nước, đường, đạm, chất xơ, chất béo. Các khoáng chất vi lượng (Ca, P, K, Fe) và vitamin thiết yếu (A, B1, B2, C).

Ngoài ra thịt trái quách còn chứa nhiều hoạt chất có giá trị như tanin, flavanoid và coumarin.

Chữa táo bón

Trong loại trái này có nhiều chất xơ, giúp tăng co bóp đường ruột, làm sạch ruột chống táo bóntrĩ.

Thanh nhiệt

Trái quách chín có thể ăn ngay hoặc dầm đá đường để làm thức uống thanh nhiệt. Loại quả này chứa nhiều vitamin C và chất khoáng. Sử dụng nó lâu ngày còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tốt hội chứng thiếu vitamin C mãn tính – bệnh scurvy.

Chữa các bệnh lý tiêu chảy, viêm đường tiêu hóa

Chất tanin trong trái quách được ứng dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa, lỵ, tiêu chảy.

Tăng cường hệ miễn dịch

Flavonoid là một hoạt chất chống oxy hóa mạnh. Nó còn yếu tố không thể thiếu để cơ thể hấp thu vitamin C – chất có vai trò trong sự tăng trưởng và tái tạo mô. Do đó, dùng loại quả này thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, làm bền mạch máu, nhanh lành vết thương.

Chữa hội chứng rồi loạn chuyển hóa

Trái quách còn giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, mỡ máu. Do đó góp phần điều trị các bệnh lý chuyển hóa như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu.

 

Hướng dẫn cách sử dụng trái quách

Người ta chủ yếu là dùng thịt quả để ăn và chế biến. Khi trái quách còn xanh cũng có thể thu hoạch, đem đi thái mỏng, phơi khô dùng để chữa tiêu chảy. Còn những trá đã chín (như đã đề cập bên trên) được tận dụng trong điều hòa tiêu hóa và trị bệnh táo bón.

Khi muốn ăn loại quả này, người ta sẽ đập hoặc bổ trái quách bằng dao trên bề mặt cứng để làm nứt vỏ quả. Lấy phần thịt quả màu nâu đậm, sau đó cho thêm đường và đá để thưởng thức như một loại nước giải khát. Lưu ý hãy nhả hạt khi ăn nhưng nuốt phải chúng cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và mùi vị.

Ngoài ra còn có một món ăn thú vị khác làm từ trái quách non đó là đập vỡ quả, lấy phần thịt trắng chấm muối, chấm mắm đường hoặc ăn cùng với rau sống.

Trái quách khi chín thường phát ra mùi chua nồng, nếu bạn chưa gặp trái này bao giờ hoặc ngửi không quen sẽ cảm thấy mùi của nó rất hôi. Vị trái quách chín lên men sẽ hơi chua và ngọt dịu, những quả chín vừa thường ngọt bùi. Để biết được độ chín của quả, người ta sẽ cào nhẹ lớp vỏ bên ngoài, nếu thấy màu hơi xanh, nâu nhạt ở lớp bên dưới vỏ thì là quả chín tới, còn nếu thấy màu nâu thì là quả đã chín hoàn toàn.

Ngoài những công dụng nêu trên, phần thịt trái quách còn dùng để ngâm rượu giúp mạnh gân cốt, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng hơn. Để chế biến bài thuốc rượu quách, người ta thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị trái quách, đem đi rửa và cạo sạch lớp vỏ bên ngoài;

  • Sau khi cạo vỏ xong, đem quả phơi ráo nước và khía các đường nứt trên thân quả;

  • Đổ trái quách vào bình chứa rượu trắng, cho thêm đường phèn;

  • Ủ rượu trong vòng 3 tháng trở lên là có thể lấy ra dùng. Rượu ngâm càng lâu uống sẽ càng ngon.

 

return to top